Các cơ sở công nghiệp chưa phân loại chất thải công nghiệp tại nguồn phát sinh trước khi thải ra môi trường. Các chất thải công nghiệp bao gồm cả chất thải độc hại và không độc hại trộn lẫn với chất thải sinh hoạt, rồi tập trung tại vị trí chứa chất thải của nhà máy. Khối lượng thu gom CTR công nghiệp trên địa bàn huyện được nêu ở bảng 3.7
TT Nguồn phát sinh CTR Khối lượng CTR (kg/ngày)
1 Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy
gạch, xi măng; trạm nghiền đá) 1750
2 Cơ sở luyện gang, thép 2050
3 Cơ sở sữa chữa ôtô, tàu thuỷ 9500
4 Cơ sở sản xuất điện 1100
5 Cơ sở in ấn, tráng rửa phim ảnh 1050
6 Cơ sở chế biến gỗ 1150
Tổng cộng 16600
Nguồn: Công ty MTĐT TP Hải Phòng, 2012
Trong số gần 800 tấn chất thải nguy hại, khó phân hủy, ngành sản xuất da giày chiếm tỷ trọng lớn nhất (31,6%), dầu thải và vải thấm dầu đứng thứ 2 (chiếm 26,7%), tấm lợp fi-brô xi- măng chứa chất a-mi-ăng đứng thứ 3 (chiếm 26%). Còn lại là các chất thải khác như xỉ than chứa PbO, PbO2, dung môi, sơn và bột màu lỏng, thùng chứa chất ô nhiễm, nhựa nhiễm chất độc hại, bùn từ hồ…
Hiện tại các KCN/CCN chưa có điểm thu gom tập trung theo quy định vì vậy thống kê tỷ lệ thu gom tại các KCN/ CCN, làng nghề, cơ sở công nghiệp… trên địa bàn toàn huyện. CTR sinh hoạt được các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ký hợp đồng với các công ty công trình đô thị, đơn vị vận chuyển như: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Hạt quản lý đường bộ, Hợp tác xã Thành Vinh,… để thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý.
Hiện nay tại KCN VSIP có xây dựng 1 trạm trung chuyển do Cty TNHH MTV Môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý nên một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng với công ty để tiến hành thu gom. KCN Nam Cầu Kiền hiện đã thỏa thuận với Đơn vị vận chuyển rác là công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng để thu gom CTRSH. Còn CTNH được doanh nghiệp tái sử dụng và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, tự tiêu hủy hoặc bán cho đơn vị có chức năng thu gom CTNH.