Phương pháp quy hoạch địa điểm khu xử lý CTR

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 46)

Để thực hiện quy hoạch, lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR, tác giả luận văn có sử dụng các phương pháp sàng lọc sau:

- Phương pháp loại trừ dần - Phương pháp định lượng

- Phương pháp kết hợp các tiêu chí

Trực giác là phương pháp xem xét tất cả các tài liệu liên quan đến địa điểm dự kiến lập khu xử lý để xem xét liệu địa điểm này có phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, nghề khác trong khu vực hay không?

Phương pháp loại trừ dần dựa vào việc xác định các tiêu chí (về môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, công nghệ, chính sách…) và áp dụng từng tiêu chí này để đánh giá sự phù hợp của vị trí dự kiến của khu xử lý CTR.

Phương pháp định lượng là phương pháp lượng hoá bằng số học để đánh giá mức độ phù hợp của từng thông số trong mỗi tiêu chí. Thí dụ: độ thấm của lớp đất nền: có thể lượng hoá theo thành phần các loại đất: đất sét có độ thấm kém nhất (cho cao: thí dụ điểm 10), đất cát có độ thấm cao (cho điểm thấp: thí dụ điểm 3) v.v… Sau khi cho điểm dự kiến lập khu xử lý CTR tổng hợp tất cả các thông số để cho điểm tổng cộng của từng địa điểm. Địa điểm nào có tổng số điểm cao nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Kết hợp tiêu chí là phương pháp kết hợp tất cả các phương pháp “loại trừ dần” và “định lượng”. Trong phương pháp này các tiêu chí được so sánh với nhau để lựa chọn được vị trí khả thi nhất. Theo đó cần so sánh các tiêu chí về môi trường tự nhiên với các tiêu chí về xã hội và kinh tế. Thí dụ: địa điểm dự kiến lập khu xử lý CTR đạt điểm cao về các tiêu chí môi trường tự nhiên (vùng đất sét, xa khu bảo tồn tự nhiên, không có kast v.v…) nhưng lại nằm quá gần khu đô thị có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và phản ứng của người dân.

Các tiêu chí phục vụ việc lựa chọn vị trí khu xử lý CTR

Trong thực tế để lựa chọn một điểm lập khu xử lý CTR cần xem xét rất nhiều tiêu chí thuộc các nhóm tiêu chí. Các tiêu chí này có thể được chia thành 2 loại:

- Các tiêu chí bắt buộc

Các tiêu chí bắt buộc là nhóm tiêu chí về pháp lý (luật, nghị định, tiêu chuẩn môi

trường) và một số tiêu chí không thể thiếu khác như khoảng cách đến khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, tôn giáo, khu dân cư tập trung… Các tiêu chí này là không thể bị vi phạm.

Các tiêu chí không bắt buộc nhưng cần phải được xem xét kỹ là các tiêu chí liên

quan đến công nghệ xây dựng, hoạt động khu xử lý CTR và tác động đến môi trường vật lý (thí dụ: các tiêu chí về độ thấm của đất, thuỷ văn, địa hình, địa chất thuỷ văn, các tiêu chí về kinh tế.

Để đáp ứng các mục tiêu của khu xử lý CTR (cấu trúc ổn định, bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm, hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ sức khoẻ…) cần đưa ra các tiêu chí đánh giá đối với từng yếu tố môi trường.

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 46)