Xuất lựa chọn vị trí khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn huyệnThủy

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 70)

Thủy Nguyên

3.3.2.1. Đề xuất các tiêu chí phục vụ lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên và KT-XH của huyện Thủy Nguyên

Nhằm hạn chế phát tán ô nhiễm và tác động đến môi trường tự nhiên, xã hội do CTR, khu (trung tâm) xử lý CTR công nghiệp không nên nằm riêng rẽ mà cùng nằm trong trung tâm (khu) xử lý CTR tập trung của huyện hoặc của toàn thành phố. Do vậy việc lựa chọn khu xử lý CTR tập trung cho toàn huyện Thủy Nguyên cũng chính là lựa chọn vị trí cho trung tâm xử lý CTR công nghiệp của huyện.

Trong đề án Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên - Thành phố Hải Phòng đến năm 2010 đã được xác định là "vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, là một hướng phát triển đô thị rất quan trọng của TP Hải Phòng có công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển…". Do vậy việc tìm kiếm một vài điểm lập khu xử lý CTR, trong đó có khu vực cho trung tâm xử lý CTR công nghiệp, tại huyện Thủy Nguyên nói riêng và cho toàn thành phố nói chung là công tác rất khó khăn. Tuy nhiên do sức ép ngày càng lớn về việc gia tăng CTR sinh hoạt, công nghiệp và CTR nguy hại nên công tác này cần được triển khai khẩn cấp. Để có thể thực hiện việc xác định vị trí khu xử lý CTR có phù hợp với yêu cầu về môi trường và KT-XH hay không cần phải có nghiên cứu khoa học, khách quan. Vì vậy tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn những người dân sống xung quanh khu vực dự kiến đề xuất khu xử lý chất thải rắn cũng như một số cơ quan chức năng có chuyên môn, ngoài ra luận văn còn tham khảo Dự án: “Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025 của Sở Xây dựng Hải Phòng do PGS. TS Lê Trình (Viện Khoa học môi trường và Phát triển) làm chủ nhiệm (2012) [11] để lựa chọn địa điểm phù hợp để làm khu xử lý CTR. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn xác định các vị trí có thể lập trung tâm xử lý CTR luận văn đề xuất theo các nhóm tiêu chí như sau:

Dựa vào tài liệu tham khảo từ nhiều quốc gia và đặc điểm môi trường huyện Thủy Nguyên, luận văn đề xuất nhóm tiêu chí về môi trường vật lý với 7 tiêu chí

cần được xem xét:

Tiêu chí: Phù hợp về địa hình

Khi lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải rắn thì độ cao và độ dốc địa hình cần được xem xét chi tiết.

Độ cao

Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước và hạn chế khả năng gây xói mòn khu chôn lấp CTR các bãi chôn lấp không nên đặt ở các khu vực trũng - nơi tập trung dòng chảy mặt và lũ, nơi đầu nguồn của lưu vực sông, suối.

Độ cao của bãi chôn lấp liên quan đến việc lựa chọn các kiểu bãi chôn lấp (bãi chìm, nổi hay nửa chìm nửa nổi) nhằm tiết kiệm chi phí và tránh ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm trong khu vực.

Độ cao địa hình cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát tán rác, chất ô nhiễm, nước rỉ rác từ khu xử lý và vùng xung quanh. Cần tránh quy hoạch điểm xử

lý chất thải rắn nằm ở nơi có địa hình cao hơn khu dân cư, khu đô thị xung quanh.

Theo bản đồ địa hình của huyện Thủy Nguyên phần lớn diện tích có địa hình bằng phẳng, độ cao 0,5 - 3 m (so với mực nước biển). Do vậy yếu tố địa hình không gây khó khăn lớn cho việc quy hoạch các khu xử lý CTR.

Độ dốc địa hình

Vị trí bãi chôn lấp không nên chọn ở nơi có độ dốc lớn. Mặc dù độ dốc địa hình dốc sẽ dễ thoát nước nhưng lại tạo khó khăn khi cần ngăn chặn các dòng nước ở sườn dốc chảy vào bãi chôn lấp, làm gia tăng lượng nước rác. Mặt khác, khi độ dốc địa hình lớn việc thi công sẽ gặp khó khăn.

Đặc điểm Kaster và hang động

Địa điểm dự kiến lập khu xử lý CTR tập trung có quy mô lớn không được nằm trong khu vực có hiện tượng Kaster và hang động nhằm tránh việc thấm nước rỉ rác vào tầng nước dưới đất.

Thành phần cơ - lý của đất nền khu xử lý CTR có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng dẫn truyền chất độc hại từ bãi chôn lấp (nhất là bãi chôn lấp có chất thải nguy hại, dầu mỡ) vào tầng nước ngầm. Do vậy độ thấm là thông số cơ bản để đánh giá sự phù hợp của nền đất khu xử lý CTR. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và quy định trong Thông tư số 01/2001 liên Bộ KHCN- MT - Bộ Xây dựng vùng lý tưởng được chọn để xây dựng bãi chôn lấp CTR là đất có độ thấm < 10-7 cm/s.

Trong các loại đất, đất sét có độ thấm thấp nhất, các loại đất cát, đất cát pha, sỏi có độ thấm cao. Do vậy vùng đất sét thường được chọn để xây dựng bãi chôn lấp CTR. Tầng sét càng dày khả năng thấm chất ô nhiễm vào tầng nước ngầm càng khó. Độ dày tầng sét phù hợp nhất là  3,0 m.

Tiêu chí: Phù hợp về khí hậu

Khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lan truyền ô nhiễm từ điểm xử lý CTR ra môi trường xung quanh.

Hướng và tốc độ gió

Hướng và tốc độ gió ảnh hưởng đến khả năng phát tán rác, khí độ, mùi từ bãi rác. Khi lựa chọn điểm xử lý CTR cần quan tâm đến hướng và tốc độ gió của từng tháng trong năm. Từ đó xem xét hướng gió chủ đạo trong từng thời điểm có khả năng phát tán mùi từ khu xử lý đến trung tâm dân cư gần nhất hay không? Cần tránh chọn điểm xử lý CTR nằm ở đầu hướng gió chủ đạo đối với khu dân cư hoặc khu cần có chất lượng không khí cao.

Lượng mưa và độ bốc hơi

Mưa và bốc hơi là yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng nước rác. Ngoài ra mưa còn là yếu tố gây ngập úng vùng xử lý CTR, gây lan truyền ô nhiễm do rác, nước rỉ rác ra khu vực xung quanh. Khi lựa chọn cần chú ý đến lượng mưa, bốc hơi trung bình và nhiều năm, đồng thời cần chú ý thêm những trận mưa lớn nhất trong thời kỳ quan trắc.

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí càng cao (thường vào tháng 6,7,8) khả năng bốc hơi các chất ô nhiễm dạng khí, lỏng (như khí metan - CH4, hydrosunfua - H2S, các

mercaptan gây mùi) càng cao dẫn tới phát tán không khí ô nhiễm từ khu xử lý đến khu vực chung quanh càng mạnh.

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí càng cao (thường vào các tháng 2,7,8,9) khả năng phát sinh các loại nấm, mốc và côn trùng ở khu xử lý CTR càng cao, có thể lan truyền bệnh truyền nhiễm ra khu vực chung quanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung toàn bộ diện tích huyện Thủy Nguyên đều có chung về đặc điểm khí hậu. Do vậy khu xử lý CTR đều có đặc điểm giống nhau về lượng mưa, độ bốc hơi, nhiệt độ không khí. Như vậy chỉ cần lưu ý là hướng gió: cần lựa chọn vị trí khu xử lý CTR không nằm ở đầu hướng gió chủ đạo thổi về khu dân cư tập trung (lớn nhất là thị trấn Núi Đèo).

Tiêu chí: Phù hợp về thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn, hải văn ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch khu xử lý CTR. Các khu chôn lấp CTR nếu nằm trong vùng bị ngập lũ hoặc liền kề sông suối không chỉ gây khó khăn cho việc thi công, vận hành mà còn dễ dàng lan truyền các chất nguy hại, vi trùng, nguồn bệnh từ rác và nước rỉ rác từ bãi chứa rác đến nguồn nước mặt, nước ngầm xung quanh. Trên địa bàn huyện có nhiều sông lớn: sông Đá Bạc, sông Giá. Vị trí các khu xử lý CTR không nên nằm trong khoảng cách dưới 200m từ sát các sông này.

Tiêu chí: Phù hợp về địa chất thuỷ văn

Các yếu tố địa chất thuỷ văn như sự phân bố các tầng nước ngầm, chiều sâu mực nước ngầm… là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp chất thải.

Phân bố các tầng chứa nước ngầm

Vị trí bãi chôn lấp không được bố trí ở những nơi có tầng chứa nước tốt, có giá trị khai thác phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, tránh vùng cửa sổ địa chất thuỷ văn hoặc ở miền cung cấp của các tầng chứa nước chủ yếu. Bãi chôn lấp chỉ nên bố trí ở những nơi phân bố tầng không chứa nước hoặc tầng chứa nước ít và có chất lượng

nước ngầm kém, không đáp ứng yêu cầu làm nguồn nước cho sinh hoạt ăn uống như nước mặn hoặc nước lợ.

Chiều sâu mực nước ngầm

Bãi chôn lấp nên chọn ở các vị trí có gương nước ngầm nằm càng sâu càng tốt. Mực nước ngầm càng sâu thì thời gian thấm nước rác đến nước ngầm càng lâu dài. Mặt khác, ở những nơi mực nước ngầm nằm gần mặt đất còn gây khó khăn cho việc thực hiện các công trình của bãi chôn lấp do nước ngầm chảy vào hố móng khi xây dựng.

Tính thấm nước của đất đá

Đất đá càng thấm nước tốt càng tạo điều kiện cho nước rác thấm tới nước ngầm một cách nhanh chóng. Theo tính toán sơ bộ thì bãi chôn lấp nên chọn ở những nơi mà tầng đất sét trên cùng có bề dày không nhỏ hơn 3m và hệ số thấm của đất nhỏ hơn 10-7cm/s. Trong trường hợp như vậy đối với các ô rác thông thường không cần phải xây dựng lớp chống thấm ở đáy cũng đảm bảo an toàn cho nước ngầm phía dưới đáy bãi chôn lấp. Vì vậy, trong khảo sát địa chất thuỷ văn, yếu tố quan trọng là phải xác định được tính thấm nước của các tầng đất, đá trong khu vực.

Chất lượng nước ngầm và hiện trạng khai thác nước

Không nên lựa chọn điểm chôn lấp CTR trên tầng chứa nước có chất lượng nước tốt. Nếu bắt buộc phải lựa chọn (vì không còn điểm nào phù hợp) thì phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình khai thác theo quy định hoặc phải có hệ thống cấp nước thay thế các giếng của dân đang sử dụng.

Tiêu chí: Phù hợp về địa chất công trình

Địa chất công trình là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xây dựng và khả năng phát tán ô nhiễm từ khu chôn lấp CTR ra xung quanh.

Khi lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải rắn cần lưu ý đến tính chất cơ lý của đất nền. Xây dựng bãi chôn lấp CTR trên nền đất yếu sẽ gặp nhiều trở ngại về kỹ thuật.

Tránh các trục nếp uốn, các đới huỷ hoại của các đứt gẫy kiến tạo, các đới tiếp xúc của các địa tầng địa chất hoặc tiếp xúc thanh lọc do các đới đó thường đập

vỡ mạnh, nước dễ lưu thông và gây khó khăn trong việc ngăn chặn nước rác thấm xuống các tầng nước ngầm.

Tiêu chí: Không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản

Việc xây dựng khu xử lý CTR trên vùng mỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến khai thác khoáng sản, nhất là các khoáng sản quý, trữ lượng lớn. Trên địa bàn hiện có nhiều mỏ đá vôi đã được thăm dò và quy hoạch khai thác. Do vậy vị trí các khu xử lý CTR không nằm trong các khu mỏ này.

Nhóm tiêu chí về môi trường sinh học

Dựa theo kinh nghiệm quốc tế và đặc điểm môi trường sinh học của huyện Thủy Nguyên luận văn đề xuất nhóm tiêu chí về bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có 3 tiêu chí cần xem xét trong quá trình quy hoạch, lựa chọn vị trí khu xử lý CTR. Các tiêu chí đó là:

1. Nằm ngoài vùng sinh thái nhạy cảm, nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN)

2. Nằm xa các khu vực có nguồn lợi thuỷ sản lớn

3. Không nằm trong khu vực có nguồn phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm

Tiêu chí: Nằm ngoài vùng sinh thái nhạy cảm, nhất là các khu BTTN

Bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của bảo vệ môi trường. Do vậy việc quy hoạch các khu xử lý CTR ở huyện Thủy Nguyên cần lưu ý đến đặc điểm các hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

Khi lựa chọn vị trí khu xử lý CTR, nhất là các bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải xem xét chi tiết về hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái nước, các loài động vật quý hiếm trong khu vực dự kiến quy hoạch, ý nghĩa môi trường và kinh tế của các loài đó.

Tiêu chí: Nằm xa các khu vực có nguồn lợi thuỷ sản lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng ven biển và cửa sông ở các xã trong huyện Thủy Nguyên đang và sẽ phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô lớn. Đây là nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị KT-XH quan trọng. Do vậy việc các điểm lập khu xử lý CTR cần nằm xa khu

đến thuỷ sinh. Khoảng cách từ khu xử lý CTR đến khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung cần đảm bảo  1000m.

Tiêu chí: Không nằm trong khu vực có nguồn bệnh truyền nhiễm

Tiêu chí này cũng cần được xem xét trong quy hoạch, lựa chọn vị trí khu xử lý CTR vì với hoạt động của khu xử lý các nguồn gây bệnh truyền nhiễm càng dễ dàng phát triển và lan truyền vào khu dân cư xung quanh.

Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên không có vùng nào có nguồn bệnh truyền nhiễm do vectơ truyền bệnh trung gian (ổ sốt mò, sốt rét, dịch hạch…). Do vậy tiêu chí này nói chung không cần quan tâm đặc biệt.

Nhóm tiêu chí về xã hội

Dựa vào đặc điểm xã hội của huyện Thủy Nguyên. Luận văn đề xuất nhóm tiêu chí về xã hội, trong đó có 4 tiêu chí cần được xem xét chi tiết trong quá trình quy hoạch lựa chọn vị trí điểm xử lý CTR:

Tiêu chí: Xa khu dân cư tập trung

Khu xử lý CTR, nhất là xử lý bằng phương pháp chôn lấp, kể cả xử lý bằng phương pháp khác như thiêu đốt, compost, là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với nước, không khí, đất đai, gây mất mỹ quan và có thể lan truyền dịch bệnh đến vùng xung quanh. Do vậy, khi lựa chọn vị trí khu xử lý chất thải rắn cần phải đảm bảo một khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư xung quanh.

Các xã trong huyện Thủy Nguyên đều có mật độ dân số cao. Vì vậy, việc tìm một điểm lập khu xử lý CTR xa khu dân cư là rất khó khăn. Các điểm dân cư lại phân bố rộng khắp trên địa bàn: mỗi xã thường có 6-10 khu (cụm) dân cư tập trung. Một khu xử lý CTR cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Đường vận chuyển rác đến bãi chôn lấp càng ít đi qua dân cư càng tốt, hết sức tránh qua khu thị trấn, khu văn hoá, chùa, nhờ, điểm di tích lịch sử…

- Khả năng tăng trưởng dân số cả tự nhiên và cơ học vùng xung quanh khu vực bãi chôn lấp.

Khoảng cách giữa khu xử lý chất thải và cụm dân cư tập trung gần nhất tối thiểu là 1000m (theo Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001

của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng). Diện tích của vùng đệm cách ly phải được tính đến từ giai đoạn quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải.

Tiêu chí: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch khu xử lý CTR cần xem xét hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của huyện. Vị trí khu xử lý không nên ở những vùng đất đai màu mỡ đang được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, khu có cảnh quan đẹp hay các khu vực đã được quy hoạch sử dụng cho các mục đích đô thị hoá.

Tiêu chí: Cách xa di tích lịch sử/ công trình văn hoá, nguồn cấp nước lớn

Khu xử lý CTR không được quy hoạch sát các công trình văn hoá, các di tích lịch sử, công trình tôn giáo (đền, chùa, nhà thờ) đã được xếp hạng. Khu xử lý CTR

Một phần của tài liệu Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại huyện thủy nguyên, hải phòng đến năm 2020 và giải pháp quản lý (Trang 70)