Địa hình
Địa hình Thủy Nguyên là khu vực tiếp giáp giữa vùng đồi núi Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình khá đa dạng dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có địa hình bán sơn địa, đồng bằng còn có các dạng địa hình cửa sông ven biển và hệ thống sông hồ dày đặc.
Nét cơ bản của địa hình huyện Thủy Nguyên là cấu trúc địa chất với hai cấu trúc chính: phức nếp lồi Hạ Long và phức nếp lõm Hải Phòng. Ranh giới giữa hai cấu trúc này là đứt gãy sông Giá. Do vậy, địa hình huyện Thủy Nguyên được chia làm các vùng khu vực sau:
Khu vực đồi chia cắt mạnh
Phượng Hoàng, Phi Liệt. Đây là đợt ngoài cùng của vòng cung Đông Triều. Núi đồi ở đây đã tạo ra một cảnh quan tương tự vùng trung du, phong cảnh ngoạn mục.
Phía Bắc của huyện là khu vực địa hình đồi bị chia cắt mạnh. Hầu hết các đồi có độ cao các đỉnh tập trung trong khoảng 40-100m. Đôi nơi là có các đồi cao hơn 100m nhé: Núi Đèo 146m, Phi Liệt 146m… Nói chung các đồi đều có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Từ Bắc xuống Nam có thể chia thành 5 dải chính đó là:
Dải thứ nhất: gồm các đồi Thanh Rền, Quỳ Khê, Dao và Nam Quan nằm sát sông Đá Bạc thuộc khu vực các xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Gia Minh – phía Bắc của huyện. Đây là dải đồi gồm các đồi bị xâm thực rất mạnh chỉ còn sót lại với diện tích tương đối nhỏ, độ cao từ 70m đến 180m.
Dải thứ hai: gồm các đồi Pháp cổ, Hạ Côi, Ba Phủ, Mẫu Ba, Mã Tràng, Viên Than, Ngà Voi, Suối Bá, Hang Ốc, Xạ Ngọc, Dan Năn, Hồng Hong, Núi Gú Phượng Hoàng, Tràng Kênh và U Bò. Là dải đồi kéo dài từ xã Lại Xuân qua xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Tân và kết thúc tại thị trấn Minh Đức. Đây là dải đồi có các đồi diện tích lớn nhất huyện như đồi Ba Phủ, Núi Gú. Dài đồi có độ cao từ 40m đến 110m.
Dải thứ ba: gồm các đồi Trại Sơn, Doãn Lại, Chợ Giời, Niêm Sơn Hội, Niêm Sơn Ngoại, Dưỡng Chính, Mỹ Giang, Trại Kênh, Hà Phú, Hà Tây, Núi hương và Mỹ Sơn. Bắt đầu từ ranh gianh giới phía Tây Bắc của huyện từ xã An Sơn qua xã Lại Xuân, Kỳ Sơn, Chính Mỹ, Kênh Giang, Hòa Bình, Trung Hà, Thủy Triều và kết thúc tại xã Ngũ Lão. Độ cao các đồi ở dải này từ 30m đến 110m.
Dải thứ tư: gồm các đồi An Ngoại, Nam Sơn, Phù Ninh, Phù Lưu, Thanh Lãng và Mỹ Cụ. Bắt đầu từ phía Nam xã An Sơn sang xã Phù Ninh, Quảng Thanh và Chính Mỹ. Là dải đồi nhỏ, độ cao từ 30m đến 90m.
Dải thứ năm: gồm các đồi ở khu vực Núi Đèo gồm đồi Sơn Đào, Núi Đèo, Núi Một, Núi Hai nằm ở tập trung tại thị trấn Núi Đèo, xã Đông Sơn, Thủy Sơn, Hòa Bình và Thủy Đường.
Địa hình núi đá vôi chạy từ An Sơn qua các xã Lại Xuân, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Tân, Gia Minh, Gia Đức và Minh Đức. Với dạng địa hình này cho phép Thủy Nguyên cung cấp một nguồn nguyên liệu lớn cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Song dạng địa hình karst này bị cắt xẻ mạnh, dạng đá tai mèo, giao thông gặp khó khăn.
Xen giữa núi đá vôi là các vùng đồi thấp. Đây là dạng địa hình bán bình nguyên cổ với các đồi tròn bị bào mòn chạy từ An Sơn, Phù Ninh, Quảng Thanh, Chính Mỹ, Kênh Giang đến Lưu Kiếm, Minh Tân, Ngũ Lão có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, dứa và trồng cây hoa màu như sắn.
Đối với các dải đồi cấu tạo bằng các đá cát kết, bột kết, và sét kết, bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng, đường chia cắt không rõ, sườn thẳng hoặc hơi lồi, đường nét trơn tru. Góc dốc trung bình của sườn là 15- 25 độ. Các sườn có góc dốc 20 -30 độ chiếm 40%và nhỏ hơn 10 độ chiếm 20%. Các đồi cấu tạo bằng đá vôi có định nhọn sắc, sườn dạng răng cưa, góc dốc trung bình 40 – 50 độ. Xen kẽ các dải đồi là các thung lũng rộng 1-3km có đáy bằng và có sông chảy qua. Mật độ chia cắt sâu thay đổi trong khoảng 10 – 200m. Mật độ chia cắt dày trung bình 2 – 5km/km2.
Khu vực đồng bằng
Tiếp ngay sau khu vực đồi chiếm diện tích chủ yếu của huyện. Phía Tây của huyện là bề mặt có độ cao trung bình 1-1,2m, khá bằng phẳng. Phía Đông là bề mặt đồng bằng thấp hơn trung bình 0,6 đến 1m. Đồng bằng trung tâm huyện: gồm các xã Kiền Bái, Mỹ Đồng, Thủy Sơn, Thủy Đường… với phù sa cổ, bị bạc màu có pha cát, có khả năng trồng lúa, trồng hoa màu và đắc biệt phát triển rau màu vụ đông và cây ăn quả.
Đồng bằng ven sông: đây là vùng đồng bằng mới được bồi tụ thường ngập nước của Hoàng Động, Hoa Động, Lâm Động, Tân Dương, Phục Lễ, Phả Lễ, An Lư, Thủy Triều… có khả năng trồng lúa, song đất này bị glay và chua mặn.
Hệ thống 1: cao 4-7m, kéo dài 3km dọc quốc lộ 10. Cấu tạo bởi cát hạt trung,
hạt nhỏ, độ chọn lọc tốt, màu nâu đỏ, vàng đến xám sang. Thành phần bột sét chiếm tỷ lệ rất ít và ít gặp vỏ sò ốc. Hệ 1 được thành tạo vào cuối Holoxen giữa (khoảng 4000 năm), sau khi biển tiến Holoxen trung đạt cực đại và có xu thế hạ thấp dần mực nước. Khi đó, hầu hết vùng nghiên cứu là một bộ phận vủa tam giác châu Sông Hồng, lượng bồi tích được đưa tới khu bờ lớn và sóng đã vun tụ tạo nên các val bờ cổ này.
Hệ thống 2: Cao 3-3,5m phân bố sát hệ thống. Cấu tạo bởi cát hạt nhỏ màu
xám vàng, xám nhạt và nhiều vỏ vôi sinh vật dạng sò ốc. Hệ thống 2 được thành tạo trong cơ chế biển rút vào đầu Holoxen muộn (khoảng 2300-2000 năm trước).
Khu vực các cửa sông ven biển
Nét đặc trưng cho dải ven biển Thủy Nguyên là các cửa sông ven biển, hình thành các bãi lầy được cấu tạo bằng một lớp phù sa và bùn nhão, ở trên mặt thường có màu phớt hồng. Đây là môi trường phát triển thực vật ngập mặn như sú, vẹt, đồng thời là môi trường cho các loại tôm, cá vào đẻ trứng và sinh sôi. Đây là dạng địa hình yếm khí đầm lầy.
Nhận xét:
Thủy Nguyên là huyện có địa hình phức tạp, có nhiều núi đá nhất của TP Hải Phòng với trữ lượng 380 triệu m3 đá vôi, 360 triệu m3 sét, phân bố ở 112 điểm núi tại tám xã, thị trấn trên địa bàn. Nhiều năm qua, đá vôi đã trở thành một trong những thế mạnh của địa phương, phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) như: xi-măng, đá nguyên liệu, vôi, bột nhẹ, đất đèn... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi mà huyện Thủy Nguyên được nhận từ nguồn đá vôi thì cũng có những điểm không thuận lợi cho huyện khi thực hiện các dự án về xây dựng các khu xử lý chất thải rắn của địa phương, một số xã có địa hình không thuận lợi để thực hiện các dự án về xử lý chất thải rắn như: Lại Xuân, Minh Tân, An Sơn, Liên Khê, Minh Ðức... trên cơ sở các xã trên luận văn sẽ đưa ra địa điểm phù hợp để thực hiện việc quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
1.2.1.3. Thổ nhưỡng và sử dụng đất
Đất của huyện Thủy Nguyên chủ yếu là đất được bồi đắp do hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, khu vực phía Bắc của huyện là vùng đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tại khu vực phía Tây đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Vùng đất giữa huyện có thành phần chủ yếu là thịt nhẹ và cát pha, khu vực phía Nam của huyện cũng là đất phù sa nhưng có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, một số nơi ven biển, cửa sông đất có hiện tượng bị nhiễm chua, mặn.
Thủy Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số các quận, huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích hiện đang được khai thác đưa vào sử dụng là khoảng 229,7 km2 chiếm 94,7% và còn 5,3% diện tích đất chưa được sử dụng.
Trong những năm qua tình hình sử dụng đất ở huyện Thủy Nguyên đã biến động mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện đã giảm mạnh từ năm 2005 trở lại đây. Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp của huyện có 10.918 ha đến năm 2011 chỉ còn 8.208 ha.
Trong những năm gần đây, TP Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng đã có tốc độ phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương đối mạnh, nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, tuyến giao thông được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, giao thông và xây dựng ngày một tăng lên từ 6970,3 ha (năm 2005) lên 8267,5 ha (năm 2011).
Nhìn chung, huyện Thủy Nguyên có tiềm năng về đất đai, đất tại đây phù hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, đất đai của huyện cũng có những hạn chế như: bị nhiễm chua, mặn ở một số nơi đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Do vậy để phát huy thế mạnh về đất đai cần có các biện pháp khai thác sử dụng và cải tạo một cách hợp lý nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Huyện Thủy Nguyên có trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản phi kim loại. Đó là đá vôi ở phía Bắc huyện, chạy dài từ xã An Sơn, Lại Xuân qua xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ đến xã Minh Tân, Minh Đức. Thêm vào đó là dải đất sét chạy từ xã Kỳ Sơn đến các xã Chính Mỹ, Minh Tân, Lưu Kiếm, Minh Đức,… Xen kẽ với các núi đá vôi, đất sét là khu vực mỏ silic khá lớn thuộc địa bàn các xã Lại Xuân và Liên Khê. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất xi măng, hóa chất, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
Bảng 1.2: Trữ lượng các loại khoáng sản đang được khai thác
TT Loại khoáng sản Diện tích (ha) Trữ lượng (1000m3) 1 Đá vôi - Nguyên trạng 593,9 259.384,0 - Đang khai thác 415,5 120.908,2 - Tổng cộng 1009,4 380.292,2 2 Silic - Nguyên trạng 113,6 27.569,0 - Đang khai thác 24,3 5.247,4 - Tổng cộng 137,9 32.816,4 3 Sét đen - Nguyên trạng 0 0 - Đang khai thác 11,0 450 - Tổng cộng 11,0 450 4 Sét xi măng - Nguyên trạng 1144,6 136.178,1 - Đang khai thác 25,0 10.253,0 - Tổng cộng 1169,6 146.431,1
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng, 2013
Có thể nhận thấy, tiềm năng khoáng sản cửa huyện Thủy Nguyên khá phong phú. Tuy nhiên, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại, khoáng sản kim loại duy nhất là quặng sắt, mặc dù chưa có đánh giá chính xác về trữ lượng nhưng hiện tại nguồn tài nguyên này chưa đủ để khai thác trên quy mô công nghiệp.
1.2.1.5. Khí hậu
Khí hậu tại đây mang những đặc tính chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển nên huyện Thủy Nguyên còn chịu
ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biền và vùng đồi núi Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình cả năm đạt từ 23 – 240C.Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến động từ 88 – 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.200 – 1.400mm.
Thủy Nguyên nằm sát biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ gió bão từ Thái Bình Dương, hàng năm có khoảng 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới cấp 11 – 12.
1.2.1.6. Thủy văn
Huyện Thủy Nguyên có mật độ sông tương đối dày 0,8 – 1,0 km2, thuộc vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, sông uốn khúc nhiều, lưu lượng dòng chảy không lớn và lượng phù sa cũng ít.
Những sông chính gồm có sông Cấm, chảy theo ranh giới phía Nam là hợp lưu của sông Kinh Môn và sông Kinh Thầy; sông Đá Bạc chảy theo ranh giới phía Bắc. Phía Đông của huyện có sông Bạch Đằng, sau khi gặp sông Giá lòng sông được mở rộng chuyển hướng Nam chảy ra biển theo cửa Nam Triệu. Giữa huyện có sông Giá là nhánh lớn nhất của sông Đá Bạc, từ xã Lại Xuân chảy dọc theo lãnh thổ huyện đổ ra sông Bạch Đằng tại thị trấn Minh Đức với chiều dài khoảng 18 km, rộng từ 150 – 370m. Hiện nay sông Giá được ngăn tạo thành hồ chứa nước lớn nhất của huyện. Phía Tây của huyện có sông Kinh Thầy chảy dọc theo ranh giới của huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Mạng lưới sông ngòi khá dày là điều kiện thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông thủy của huyện nhưng cũng gây không ít khó khăn tới giao thông đường bộ và khó khăn cho việc quy hoạch các điểm xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Nhận xét:
Thuận lợi
vực tạo cho Thủy Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp và đô thị,… kéo theo những tiềm năng cho đầu tư xây dựng, phát triển các công trình bảo vệ môi trường như xử lý chất thải rắn công nghiệp, xử lý nước thải,…
Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên, huyện Thủy Nguyên còn gặp không ít trở ngại cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu, phục vụ sản xuất đồi sống trên địa bàn huyện, hệ thống các công trình bảo vệ môi trường, chưa có những quy hoạch cụ thể trong công tác thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng và ô nhiễm môi trường huyện Thủy Nguyên
Theo số liệu từ tài liệu [22] có thể đánh giá hiện trạng chất lượng và ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện như sau:
1.2.2.1. Chất lượng và ô nhiễm không khí
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm từ các hoạt động: sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động tại các làng nghề, hoạt động xây dựng, sinh hoạt của nhân dân. Từ hoạt động công nghiệp, các nguồn gây ô nhiễm chính là: nhà máy xi măng (Tràng Kênh, Chinfon,..), nhà máy đóng tàu (Bến Kiền, Nam Triệu, Phà Rừng), các làng nghề nằm rải rác với nhiều cơ sở có các thiết bị cũ, lạc hậu, chưa có các biện pháp giảm thiểu. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, các phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm đối môi trường không khí. Các hoạt động xây dựng, tu sửa và cơi nới nhà cửa, đường xá, đặc biệt là tại các thị trấn Minh Đức, Núi Đèo, các hoạt động xây dựng như đào, lấp đất, phá dỡ các công trình cũ, vận chuyển vật liệu xây dựng bị rơi vãi đã gây ô nhiễm bụi, không khí.
Nhìn chung môi trường khu vực nông thôn chưa bị ô nhiễm như các khu vực thị trấn như Núi Đèo, Minh Đức, trừ các xã có làng nghề và tiểu thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt có lò gạch thủ công như khu Minh Đức.
Chất lượng môi trường không khí đang bị ô nhiễm tại thị trấn Minh Đức, xung quanh một số cơ sở công nghiệp, trong đó có khu nhà máy nhiệt điện I và II,