Trình độ nhận thức về lý luận của nhà quản trị cấp cao có thể còn hạn chế, kiến thức về hoạch định chiến lược kinh doanh hiện đại còn chưa cập nhật một cách có hệ thống nên tầm nhìn chưa tốt, mới chỉ áp dụng kinh nghiệm thực tiễn, việc hoạch định còn mang tính cảm quan.
Nguồn nhân lực còn yếu về chất lượng, nhân lực công ty tuy là có bằng cấp có nghiệp vụ, vững chắc lý thuyết song còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Kỹ năng chuyên môn của nhân viên marketing, PR, kinh doanh chưa được bồi dưỡng thêm nên hiệu quả công chưa cao.
Khả năng dự đoán sự thay đổi môi trường còn kém, công tác dự báo các vấn đề về thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả nhiều trường hợp không chính xác. Công tác nghiên cứu, phân tích thị trường không được thực hiện thường xuyên nên công ty chưa nhận biết, nắm bắt được những sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng để đưa ra được chiến lược hợp lý.
3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp
3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới
Tiềm năng phát triển: Thời gian gần đây nền kinh tế thế giới vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, giá cả biến động liên tục tác động không nhỏ đến ngành điện tử viễn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa
thông khi giá nhập khẩu nguyên vật liệu không ổn định. Sản phẩm ngành trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khả quan, tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao, là 1 trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển. Tuy nhiên ngành điện tử viễn thông nước ta hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi đó chi phí đầu vào liên tục tăng, sản phẩm sản xuất ra không thể tăng cao do yếu tố cạnh tranh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường Hà Nội là thành phố đông dân và mật độ dân số cao, ngày càng đô thị hóa, có nhiều trụ sở văn phòng các công ty bộ ban ngành. Những thông tin này cho thấy nhu cầu về sử dụng sản phẩm, dịch vụ điện tử viễn thông trên thị trường Hà Nội là rất lớn và không ngừng tăng trong những năm tiếp theo.
Xu thế thay đổi sản phẩm và mức độ cạnh tranh: Thời điểm hiện tại khu vực miền bắc có khoảng 40 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất cáp các loại và có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện thoại, trong đó có rất nhiều thương hiệu điện thoại có vị thế vững chắc trên thị trường. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh dự báo là rất cao.
3.2.2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong 5 năm tới
Biết được khó khăn, thuận lợi trên thị trường cũng như doanh nghiệp, công ty
đang dần thực hiện các mục tiêu của mình. Sau đây là định hướng phát triển của công ty CP Điện tử Viễn thông Vinacap:
- Cân đối hợp lý và sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá mua bình quân và giảm nhu cầu vốn lưu động.
-Tập trung tối đa để giảm các chỉ tiêu tiêu hao để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.
- Tăng năng lực cạnh tranh bằng cải tiến công nghệ.
- Đối với sản phẩm dây cáp: định vị thương hiệu dây cáp dẫn đầu thị trường dự án, chất lượng tốt nhất, ổn định nhất, cơ cấu sản phẩm trên từng phân khúc thị trường theo từng vùng thị trường.
- Áp dụng giải pháp toàn diện trên tất cả các yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng: chất lượng đảm bảo, đủ số lượng chủng loại, đảm bảo tiến độ giao hàng, dịch vụ chuyên nghiệp, kênh phân phối đủ rộng, hướng lợi ích vào khách hàng …
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa
3.3. Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Công ty CP Điện tử Viễn thông Vinacap hiện chưa sử dụng các mô thức EFAS, IFAS để phân tích môi trường kinh doanh. Tác giả dựa trên những thông tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức của công ty với sản phẩm thép xây dựng và đề xuất với công ty mô thức EFAS, IFAS. Sử dụng mô thức này phân tích môi trường kinh doanh một cách khoa học sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn vị thế của mình và đề xuất được phương án xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn.