3.1. Các kết luận thực trạng nghiên cứu
3.1.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình nghiên cứu tình hình công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
tại công ty CP Điện tử Viễn thông Vinacap, tác giả nhận thấy công ty đã đạt được những thành công sau:
Công tác xây dựng mục tiêu chiến lược xác định lợi thế cạnh tranh
Công ty xây dựng mục tiêu chiến lược rõ ràng và có tính khả thi. Với lợi thế cạnh tranh về khác biệt hóa sẩn phẩm( đối với nhãn hàng điện thoại Avio) và chất lượng dịch vụ, công ty khái thác tối đa lợi thế này để xây dựng các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Sản phẩm của công ty luôn đáp ứng các yêu cầu chất lượng, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, luôn đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Công tác phân tích môi trường kinh doanh
Công tác phân tích môi trường được thực hiện đồng đều theo từng năm. Công ty tham khảo công cụ hỗ trợ như mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, chuỗi giá trị; từ đó công ty đã nắm bắt được cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài và điểm mạnh ,điểm yếu từ môi trường bên trong.
3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết
Bên cạnh những thành công được thì công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP Điện tử Viễn thông Vinacap vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế:
Một là, chưa chủ động trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dẫn đến môi trường biến động thì công ty không có chiến lược phù hợp. Cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại của công ty, xu hướng những năm gần đây khách hàng luôn hướng tới sản phẩm điện thoại thông minh chất lượng cao; tuy nắm bắt được xu hướng thị trường nhưng công ty vẫn chưa đưa ra được sản phẩm mới vượt trội nên sản phẩm của công ty chưa được nhiều người hướng tới.
Hai là, các công cụ EFAS, IFAS được coi là hỗ trợ tốt nhất cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh nhưng công ty lại chưa áp dụng. Dẫn đến việc phân tích môi trường kinh doanh chưa đánh giá đúng mức độ phản ứng của công ty với nhân tố bên ngoài cũng như khai thác nhân tố bên trong.
Ba là, công ty có áp dụng việc phân tích TOWS vào hoạch đinh chiến lược kinh doanh xong quy trình hoạch định còn sơ sài, chưa khoa học. Do đó chiến lược còn khá khiêm tốn so với thực lực công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa
Bốn là, công ty chưa có phòng ban chuyên môn chuyên nghiên cứu và phân tích môi trường, nhu cầu thị trường hỗ trợ cho việc xây dựng hoạch định chiến lược kinh doanh.
Năm là, công ty mới chỉ khai thác điểm mạnh chưa có những biện pháp cải thiện hạn chế những điểm yếu khiến cho sức mạnh thị trường cha cao.
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại