Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của công ty CP Điện tử Viễn thông VINACAP

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Điện tử Viễn thông VINACAP (Trang 32)

2.4.1. Thực trạng phân định đơn vị kinh doanh chiến lược SBU

Công ty CP Điện tử Viễn thông VINACAP hoạt động trong lĩnh vực thương mại chuyên sản xuất và phân phối trong ngành điện tử viễn thông. Cụ thể theo ông Ngô Hữu Tâm, hiện tại hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất các loại dây Cáp, hệ thống Cáp Viễn thông, Cáp thông tin, Cáp điện, Cáp công nghiệp. Cáp là sản phẩm cốt lõi để dẫn truyền thông tin liên lạc ngành điện tử viễn thông, vì vậy nó đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao để đảm bảo chất lượng đường truyền. Thị trường kinh doanh của công ty chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, hiện tại công ty có 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hồ Chí Minh. Mặt khác nhà máy đặt tại Gia Lâm- Hà Nội thuận lợi cho việc nhận lô hàng nhập khẩu nguyên liệu và xuất hàng qua đường tàu nối liền Bắc-Nam. Công ty đã xác định rõ tập khách hàng mục tiêu là chủ đầu tư công trình xây dựng, thị trường mục tiêu là địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…

 Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh mà công ty hướng đến là khác biệt hóa sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Sản phẩm được sản xuất bởi dây chuyền máy móc tiến tiến thiết bị hiện đại, đạt mọi tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó khách hàng đến vói công ty được phục vụ đáp ứng mọi nhu cầu; đối đơn hàng lớn công ty có xe chở hàng đến nơi quy định của khách hàng; các nhân viên có trách nhiệm xử lý mọi thắc mắc và các ý kiến từ khách hàng.

2.4.2. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của công ty CP Điện tử Viễnthông VINACAP thông VINACAP

2.4.2.1. Thực trạng phân tích môi trường bên trong:

Các nhân tố bên trong có tác động không nhỏ đến hoạt động của công ty. Theo phỏng vấn ông Ngô Hữu Tâm thì công tác phân tích môi trường bên trong được thực hiện định kỳ hàng năm, công ty khảo sát các bộ phận trong công ty để nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu của mình; tuy nhiên công ty mới chỉ tập trung khai thác điểm mạnh. Công ty cũng chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận việc đánh giá môi trường bên trong, cũng như không sử dụng công cụ nào để phân tích các yếu tố đó.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa

Nhằm phục đánh giá các yếu tố môi trường bên trong, từ đó nhận biết các điểm mạnh, điểm yếu của công ty tác giả đã điều tra đưa ra kết quả tổng hợp như sau:

Hình 2.2:Thực trạng đánh giá những điểm mạnh từ môi trường bên trong của DN

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Công ty CP Điện tử Viễn thông hiểu rõ được điểm mạnh mà doanh nghiệp mình đang có, Các sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đặc điểm cơ lý tính đạt tiêu chuẩn, chịu áp lực cao điều khác biệt hóa so với sản phẩm trên thị trường, đó là vì sao yếu tố chất lượng sản phẩm được đánh giá rất cao( 70% đánh giá mức rất quan trọng) Quy mô vốn cố định( 50% đánh giá rất quan trọng, 50% đánh giá ở mức quan trọng), năm 2013 vốn cố định chiếm 49,68 % còn vốn lưu động chiếm 54,34% trong cơ cấu vốn kinh doanh chiếm tỉ trọng khá lớn nên thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh.

Công ty có đầy đủ cơ sở hạ tầng trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất cũng như kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ nhân viên trẻ năng động có trình độ cao nhiệt huyết dễ thích nghi với sự thay đổi, bên cạnh đó cùng đội ngũ quản trị có thâm niên, kinh nghiêm trên thương trường là không ít.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa

 Những điểm yếu từ môi trường bên trong doanh nghiệp

Hình 2.3: Thực trạng đánh giá những điểm yếu từ môi trường bên trong DN

( Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Từ hình 2.3 thì công ty CP Điện tử Viễn thông VINACAP đã nhận ra điểm yếu của mình. Yếu tố phát triển thương hiệu và nghiên cứu thị trường kém được đánh giá quan trọng nhất( trên 60% ý kiến cho rất quan trọng) cho là 2 điểm yếu nhất. Với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành thì phát triển thương hiệu là yếu tố rất quan trọng, đem lại sự khác biệt, nâng cao vị thế công ty trên thị trường từ đó mang lại những lợi ích về kinh tế. Bên cạnh đó khả năng nghiên cứu phân tích thị trường còn kém, công ty vẫn chưa thường xuyên thực hiện hoạt động này để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, khách hàng mới. Ngoài ra tuy nhân viên năng động, có bằng cấp nhưng lại chưa có kinh nghiệm kinh doanh nhiều, kĩ năng mềm chưa tốt dẫn tới hiệu quả chưa cao trong kinh doanh bán hàng. Các yếu tố chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, giá cả thiếu cạnh tranh cũng cần được quan tâm khắc phục, hạn chế mức ảnh hưởng thấp nhất để nâng cao vị thế cạnh tranh với đối thủ.

2.4.2.2. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài:

Theo phỏng vấn ông Ngô Hữu Tâm- Phó giám đốc cho biết: để phân tích môi trường bên ngoài, công ty nắm bắt các nguồn từ internet, tivi và sau đó xem các thông tin đó với doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào? Công ty tiến hành nhận dạng cơ hội thách thức một cách định kỳ hàng năm tại đại hội cổ đông cuối năm. Việc phân tích môi trường bên ngoài này chủ yếu dựa vào cảm quan nên chưa thực sự chính xác, và không sử dụng công cụ mô thức EFAS hay bất cứ công cụ nào hỗ trợ để tiến hành đánh giá. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì công ty cũng không phân tích môi trường để đưa ra các chiến lược kịp thời với sự thay đổi với môi trường.

Môi trường bên ngoài có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng thông qua điều tra thì tác giả tổng hợp được các nhân tố sau:

 Những cơ hội từ môi trường bên ngoài

Hình 2.4: Thực hiện đánh giá những cơ hội từ môi trường bên ngoài

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa

Từ hình 2.4 thì các nhà quản trị đã nhận thức được cơ hội từ môi trường bên ngoài, các yếu tố đều được đánh giá mang tính quan trọng. Trong đó 3 yếu tố: tốc độ đô thị hóa nhanh, quan hệ tốt nhà cung ứng và chính trị ổn định đánh giá mang đến nhiều cơ hội nhất cho công ở mức quan trọng và rất quan trọng với trên 70% người được hỏi đánh giá. Việt Nam đang là nước phát triển cùng với đó là sự phát triển của ngành dịch vụ chính vậy nên mặt hàng dây Cáp và các phụ kiện điện tử viễn thông là nhu cầu rất lớn. Từ trước tới nay công ty luôn quan hệ rất tốt với các nhà cung ứng đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn được đáp ứng đầy đủ trong mọi tinh huống.

Theo ông Ngô Hữu Tâm công ty xác định yếu tố quan trọng nhất từ đó nhận thấy cơ hội kinh doanh, việc sản xuất và phân phối dây Cáp và các sản phẩm liên quan đòi hỏi rất nhiều các nhân tố như mức sống người dân, tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh đó nền chính trị ổn định, dân số ngày càng tăng, công nghiệp dịch vụ ngày càng phát triển đều đánh giá có tầm quan trọng đối với công ty, có ảnh hưởng đến việc hình thành chiến lược, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác nói chung.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS. TS Nguyễn Bách Khoa

 Những thách thức từ môi trường bên ngoài

Hình 2.5: Thực trạng đánh giá những thách thức từ môi trường bên ngoài

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Bên cạnh những cơ hội thì môi trường đem lại không ít thách thức cho doanh nghiệp. Theo điều tra, khảo sát thì từ hình 2.5 cho ta thấy các yếu tố đều được đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng chiếm tỉ lệ cao. Trong đó các yếu tố cường độ cạnh tranh trong ngành mạnh, tỉ giá xuất nhập khẩu tăng đều đánh giá rất quan trọng với tỉ lệ lần lượt 60%, 70%. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành điện tử viễn thông ngày càng phát triển, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín trên thị trường có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Địa bàn Hà Nội có nhiều các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.Do vậy, doanh nghiệp quan tâm tạo lợi thế canh tranh băng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao đi cùng các dịch vụ đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng cao nhất. Vì thế cần sử dụng nguồn lược hiệu quả, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời để hạn chế các rủi ro để hoạt động kinh doanh thuận lợi.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Điện tử Viễn thông VINACAP (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w