CHƯƠNG III XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH REFORMING XÚC TÁC

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng reforming xúc tác chuyển động (Trang 40)

TÁC

3.1. Lịch phát triển của xúc tác :

Trước đây người ta sử dụng xúc tác Oxít như MoO2 /Al2O3 . loại xúc tác này có ưu điểm là rẻ tiền , bền với hợp chầt chứa S . Khi có mặt của hợp chất chứa lưu huỳnh

trong nguyên liệu thì MoO2 có thể chuyển một phần thành MoS2 , dạng này cũng có hoạt tính như xúc tác nên không cần làm sạch S ra khỏi nguyên liệu . Những xúc tác loại này lại có nhược điểm là hoạt tính thấp nên quá trình reforming phải thực hiện ở điều kiện cứng : vận tốc thể tích thấp (~0,5h-1 ), nhiệt độ cao (~340OC) . Ở điều kiện này các phản ứng hydro cracking xảy ra rất mạnh . Để tăng độ chọn lọc của quá trình phải thực hiện ở áp suất thấp ,nhưng áp suất thấp lại là tiền đề cho phản ứng tạo cốc xảy ra mạnh do vậy không thể kéo dài cho thời gian làm việc liên tục của xúc tác . Vì lí do trên mà người ta phải nghiên cứu ra loại xúc tác Pt/AL2O3 để thay thế cho loại xúc tác MoO2 .

Loại xúc tác dạng Pt/Al2O3 là loại xúc tác có hoạt tính cao , độ chọn lọc cao ,nên sử dụng loại xúc tác này quá trình reforming chỉ cần thực hiện ở điều kiện mềm : vận tốc thể tích ( 1,5-4h) , nhiệt độ vừa phải ( 470 – 520OC) [1]. Khi dùng xúc tác loại này còn giảm được sự tạo cốc . Nhưng sau một thời gian sử dụng xúc tác Pt/Al2O3 hoạt tính của xúc tác sẽ giảm do độ Axít của Al2O3 giảm nên người ta phải tiến hành clo hoá để tăng độ Axít . Vì thế loại xúc tác này chỉ được sử dụng đến năm 1970 .

Ngày nay người ta cải tiến xúc tác bằng cách biến tính xúc tác : cho thêm một kim loại hay thay đổi chất mang . Cho thêm kim loại để giảm giá thành xúc tác , xúc tác sử dụng cho quá trình reforming hiện nay là 0,3% Pt + 0,3% Re mang trên ץ - AL2O3 . Ngoài ra còn có các hợp chất halogen hữu cơ

3.2. Vai trò của xúc tác hai chức năng

3.2.1. Platin:

Platin là cấu tử rất tốt, đó là kim loại được dùng chủ yếu trong quá trình reforming xúc tác. Palatin không những xúc tác cho phản ứng dehydro hóa các naphten và phản ứng dehydro - vòng hoá các parafin tạo ra hydro cacbon thơm mà platin còn có tác dụng thúc đẩy cả phản ứng no hóa các hợp chất trung gian: olefin, diolefin... làm giảm tốc độ tạo cốc trên bề mặt chất xúc tác là một nguyên nhân chính dẫn tới việc giảm hoạt tính chất xúc tác.

Hàm lượng platin trong chất xúc tác reforming chiếm khoảng 0,3 ÷ 0,7 (% khối lượng). Hàm lượng Pt có ảnh hưởng đến hoạt tính của xúc tác. Ví dụ khi nguyên liệu chứa

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng reforming xúc tác chuyển động (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w