Nhận xét ưu nhược điểm chung của công nghệ reformnig xúc tác với lớp xúc tác cố định:

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng reforming xúc tác chuyển động (Trang 67)

cố định:

* Ưu điểm: + Nguyên lý làm việc và vận hành đơn giản

Lò phản ứng

+ Chất lượng sản phẩm tương đối cao, ổn định nhất là khi xúc tác được cải tiến làm cho chu kỳ làm việc của xúc tác tăng lên.

* Nhược điểm:

+ Áp suất làm việc của thiết bị cao, lúc đầu lên đến 20-45 at, về sau khi cải tiến xúc tác thì áp suất làm việc của thiết bị giảm xuống còn 10-16 at, nhưng vẫn còn rất cao. Điều này làm giảm hiệu suất chuyển hóa của các phản ứng dehydro hóa và dehydro vòng hóa tạo hydrocacbon thơm, tăng các phản ứng hydrocracking. Vì vậy hiệu suất sản phẩm lỏng giảm, hiệu quả kinh tế không cao.

+ Hệ thống phải ngừng làm việc để tái sinh xúc tác hoặc phải có hai bộ phận phản ứng đặt song song, gây tốn kém về mặt kinh tế đầu tư, khả năng tự động hóa không cao, chiếm diện tích sản xuất và không gian hoạt động của nhà máy.

Chính vì những nhược điểm trên mà trong khoảng thời gian vài thập niên trở lại đây, loại công nghệ này không được phát triển nữa. Thay vào đó là công nghệ hoạt động ở áp suất thấp hơn, mức độ chuyển hóa của các phản ứng chính cao hơn, khả năng tự động hóa cao hơn và cho hiệu quả kinh tế tốt hơn. Đó chính là công nghệ reforming xúc tác chuyển động và tái sinh liên tục (CCR).

4.2.3. Dây chuyền reforming với lớp xúc tác chuyển động :

Năm 1970 , một cải tiến nổi bậc về quá trình reforming xúc tác ra đời đó là quá trình có tái sinh liên tục xúc tác của UOP và IFP gọi là quá trình CCR. Đến năm 1996 , hãng UOP đã xây dựng được 139 nhà máy CCR còn IFP có 48 nhà máy CCR.

4.2.3.1. Công nghệ reforming xúc tác chuyển động và tái sinh liên tục của IFP.

Sơ đồ công nghệ này được xây dựng ở Pháp vào năm 1973 với sự phát triển của hãng IFP trên cơ sở thiết kế của trường đại học dầu mở Pháp (FIN)

a. Thuyết minh sơ đồ:

Nguyên liệu cùng khí hydro được đưa qua lò đốt rồi vào thiết bị phản ứng thứ nhất. Xúc tác đã tái sinh được cho vào thiết bị phản ứng đầu. Hỗn hợp sản phẩm thu được từ thiết bị

phản ứng được đưa qua lò đốt để gia nhiệt rồi vào thiết bị phản ứng thứ hai, xúc tác từ đáy thiết bị phản ứng thứ nhất đưa vào thùng phân phối cùng với hơi rồi vào thiết bị phản ứng thứ hai. Sự lưu chuyển của hỗn hợp sản phẩm và xúc tác trong các thiết bị phản ứng thứ hai và thứ ba cũng tương tự như thiết bị phản ứng thứ nhất.

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng reforming xúc tác chuyển động (Trang 67)