Tại thiết bị phản ứng thứ ba sản phẩm cuối cùng được lấy ra ở cạnh sườn gần đáy, xúc tác đã làm việc được đưa vào thiết bị phân phối cùng hơi rồi vào thùng chứa xúc tác, qua van rồi vào lò tái sinh, xúc tác ra khỏi lò tái sinh đưa qua van rồi vào đỉnh thiết bị phản ứng thứ nhất.
Công nghệ Reforming xúc tác chuyển động và tái sinh liên tục của IFP sử dụng 4 thiết bị phản ứng nối tiếp nhau, với kích thước của các thiết bị phản ứng này tăng dần từ thiết bị thứ nhất đến thiết bị thứ tư.
b. Nhận xét ưu nhược điểm:
* Ưu điểm: áp suất làm việc của các thiết bị phản ứng thấp (khoảng 3-5at) nên độ chuyển hóa của các phản ứng dehydro hóa và dehydro vòng hóa tạo hydrocacbon thơm tăng lên, giảm các phản ứng hydrocracking. Vì vậy hiệu suất sản phẩm lỏng tăng, hiệu suất tạo hydro tăng, chất lượng sản phẩm cũng tăng theo (nhận được xăng có trị số octan từ 100-105)
* Nhược điểm: cồng kềnh, chi phí giá thành cho thiết bị cao, chiếm diện tích là việc lớn, không tối ưu về mặt kinh tế, mặt bằng nhà xưởng, làm tăng chi phí đầu tư ban đầu của nhà máy. Do vậy công nghệ này ít được sử dụng hơn so với công nghệ CCR-Platforming của UOP.
4.2.3.2. Công nghệ reforming xúc tác chuyển động và tái sinh liên tục của UOP.
Đặc biệt của dây chuyền này là các lò phản ứng chồng lên nhau thành một khối. Xúc tác chuyển động tự chảy từ thiết bị phản ứng trên cùng xuống thiết bị phản ứng cuối cùng, sau đó xúc tác đã làm việc được chuyển sang thiết bị tái sinh để khôi phục lại hoạt tính rồi nạp trở lại thiết bị phản thứ nhất, tạo thành chu trình lớn.Trong các hệ thống này quá trình tái sinh xúc tác được thực hiện trong một thiết bị tái sinh riêng. Đây là hệ thống reforming xúc tác hiện đại nhất xuất hiện ở Mĩ năm1971