- Phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép Việt Nam phù hợp
3. Một số giải pháp phát triển ngành thép và kế hoạch tổ chức thực hiện
KẾT LUẬN CHUNG
Ngành thép Việt Nam đã được ra đời từ lâu và trải qua thời gian phát triển dài nhưng hiện tại vẫn chỉ ở mức trung bình thấp so với thế giới. Những năm gần đây, mặc dù ngành thép đã có những bước phát triển mạnh mẽ, luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân; nhưng cũng gặp phải
không ít khó khăn và thách thức: đó là tình trạng thừa công suất ở ngành cán thép và thiếu trầm trọng phôi thép cho sản xuất. Khó khăn trên phản ánh thực trạng bị động trong quản lý và thiếu thực tế trong quy hoạch phát triển ngành của Việt Nam.
Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thì rất cần có những ngành đầu vào quan trọng với trình độ phát triển cao như ngành thép, ngành cơ khí chế tạo hay các nhóm ngành công nghiệp năng lượng.
Trong khuôn khổ của đề tài, em đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về việc xây dựng chiến lược phát triển ngành thép ở một quốc gia đang phát triển; làm cơ sở đối chiếu với thực trạng ngành thép Việt Nam và phân tích nguyên nhân yếu kém của ngành; từ đó đưa ra một số kiến nghị về định hướng phát triển ngành thép Việt Nam từ năm tới năm 2020. Đó là các kiến nghị về quy hoạch ngành theo quan điểm cluster, thu hút vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng sàn giao dịch cho ngành thép Việt Nam.
Trong khuôn khổ của đề tài, đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam chứ chưa phải là những giải pháp cụ thể, hoàn thiện. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy hướng dẫn thực tập và các bạn để có thể hoàn thành tốt hơn báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên
Nguyễn Việt Dũng
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Công thương (2010), Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối sản phẩm thép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, có xét đến năm 2025.
2. M. Porter (1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia
3. Trương Hồng Trình & Nguyễn Thanh Liêm, Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn Cluster ngành cho phát triển kinh tế khu vực
4. Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), Báo cáo ngành thép Việt Nam các năm 2010, 2011 và quý đầu năm 2012.
5. Tổng cục thống kê, Niêm giám thống kê các năm 2008, 2009, 2010 6. Các Website: www.vi.wikipedia.org
www.vneconomy.vn
www.thoibaosaigon.com.vn ……….