Chiến lược phát triển ngành và quy trình xây dựng chiến lược phát triển ngành

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 29)

năng lực cạnh tranh quốc gia của ngành được nâng lên.

4. Chiến lược phát triển ngành và quy trình xây dựng chiến lược phát triển ngành ngành

4.1. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành

Quan niệm về chiến lược

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược, rất khó tìm được định nghĩa thống nhất về chiến lược bởi hai lý do cơ bản: (1) chiến lược bao gồm nhiều góc cạnh khác nhau và (2) chiến lược có tính cá thể, nó thay đổi tùy từng hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, từng ngành cụ thể. Dưới đây là những quan niệm của các nhà kinh tế khác nhau về chiến lược.

"Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi họat động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững." Theo McKinsey (1978)

"Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là triết lý sống của một công ty." Theo Cynthia A. Montgomery.

Còn theo M. Porter, trong một buổi thuyết trình của ông về chiến lược tại Việt Nam; ông cho rằng chiến lược phải là lợi thế cạnh tranh của tổ chức, là thứ khác biệt mà tổ chức đó đưa ra, điều đó phải rất cụ thể, chi tiết. Có thể trong khâu sản xuất, phân phối, có thể là khả năng đáp ứng nhu cầu, có thể là mức độ chủ động về đầu vào.. “Đâu là lợi thế của bạn đó là chiến lược” (M. Porter).

Theo cách tiếp cận như vậy, ông chỉ ra chiến lược phải bắt đầu qua việc thiết lập mục tiêu tài chính phù hợp; đó là phần lợi nhuận mang lại trên số vốn đầu tư, phần giá trị tăng thêm mà nền kinh tế đạt được, là hiệu quả mà nền kinh tế đạt được. Mục tiêu tăng trưởng cũng tốt, nhưng đó chỉ là mục tiêu số hai; mục tiêu số một là chất lượng mà sự tăng trưởng đó mang lại. Những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Việt Nam thường quan niệm ngược lại.

Chiến lược liên quan đến một chuỗi giá trị khác biệt và cùng cố lẫn nhau, được điều chỉnh theo định hướng của nhà nước và nhu cầu của thị trường; và gắn bó chặt

chẽ với các hoạt động logistic đầu vào, đầu ra, công tác Marketing quảng bá sản phẩm, hoạt động thương mại và dịch vụ.. để tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có hoạt động cốt lõi, hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả.

Chiến lược có tính liên tục và nhất quán, cần phải luôn theo sát chiến lược, đảm bảo thực hiện chiến lược qua các năm. Thời gian tối thiểu với một chiến lược thường là 3 năm.

Quan niệm về chiến lược phát triển ngành

Chiến lược phát triển ngành là một quy trình khoa học phân tích cơ sở xác định lợi thế cạnh tranh của ngành dựa trên những lợi thế so sánh của ngành về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, tính năng động và đổi mới của các doanh nghiệp.. qua đó thiết lập các tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược cho ngành từ đó đề ra cách thức và giải pháp phát triển phù hợp cho ngành đó trong một khoảng thời gian nhất định. (thường là 10 – 20 năm).

Cơ sở khoa học của chiến lược là phân tích và làm rõ môi trường phát triển và thực trạng phát triển ngành, đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá..) và các nhân tố môi trường chính trị, luật pháp, công nghệ, ngoại giao.. tới sự phát triển và hình thành chiến lược của ngành.

Tầm nhìn là hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều mà ngành muốn đạt tới hoặc muốn trở thành. Còn sứ mệnh là lý do để ngành đó tồn tại, cho biết vai trò, đóng góp của ngành đó vào nền kinh tế quốc dân.

Mục tiêu phát triển của ngành là hệ thống các chỉ tiêu mà ngành muốn đạt được trong thời gian kế hoạch. Về mặt biển hiện, các mục tiêu có thể chia thành mục tiêu định lượng (sản lượng, giá trị sản xuất, tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận..) hay mục tiêu định tính (phấn đấu trở thành ngành có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, có nền tảng công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến..). Theo thời gian chiến lược, có các mục tiêu ngắn hạn (trong 1 – 3 năm),

trung hạn (5 – 7 năm) và dài hạn (10 – 20 năm); mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài.. Còn theo vị trí và tầm quan trọng, có các mục tiêu cốt lõi, mục tiêu cơ bản, mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian..

Định hướng, giải pháp phát triển: dựa trên những thế mạnh và điểm yếu hiện tại của ngành, những cơ hội và thách thức mang lại trong môi trường quốc gia và quốc tế, nhà hoạch định chính sách cần đưa ra hướng đi phù hợp cho ngành. Hướng đi đó là phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính sáng tạo, đột phá giúp cho ngành đạt được mục tiêu phát triển.

4.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển ngành

Các bước xây dựng chiến lược phát triển ngành Bước 1: Đánh giá toàn diện về ngành

Nhiệm vụ của bước này là phân tích thực trạng, làm rõ những mặt mạnh hiện tại của ngành, kể cả những tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy của ngành (rất quan trọng trong việc đưa ra chiến lược), chỉ ra những bất cập hạn chế, những vật cản trong quá trình phát triển, và căn nguyên xuất xứ của nó. Bước này sẽ cho chúng ta cái nhìn khách quan, bao quát nhất về ngành; bước đầu nhìn nhận rõ những tiềm năng phát triển cũng như khó khăn gặp phải cho ngành để có định hướng đúng.

Bước 2: Xác định các mục tiêu phát triển của ngành

Nhiệm vụ của bước này là chỉ ra vị trí của ngành ở một thời điểm xác định trong tương lai. Điều đó vừa thể hiện mong muốn, kỳ vọng của ngành, vừa thể hiện xu thế phát triển của ngành theo thời gian.

Bước 3: Phân tích thị trường khu vực và thị trường thế giới, nắm bắt những xu thế vận động khách quan của các hiện tượng kinh tế kỹ thuật trong ngành (cung, cầu, giá cả, cạnh tranh..) từ đó chỉ ra những cơ hội phát triển và thách thức gặp phải cho ngành.

Bước 4: Xác định các giải pháp, khuyến nghị cho sự phát triển của ngành. Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và mục tiêu phát triển ngành; người phân tích hình thành lên hệ thống các giải pháp hợp lý, có tính logic cao với khả năng của ngành; đảm bảo cho mục tiêu thực hiện được với những biến động từ bên ngoài trong giới hạn cho phép. Chiến lược phát triển ngành không đề cập đến những kế hoạch cụ thể như quy mô vốn, quy mô lao động, kế hoạch sản xuất kinh doanh mà đưa ra những hướng đi, cách đi mang tính định hướng chung như chính sách thu hút vốn, chính sách đào tạo lao động, chính sách nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho ngành.. Đây là cơ sở ra quyết định để các nhà lập chính sách, các nhà quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

4.3. Lý thuyết kinh tế về xây dựng chiến lược

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. bao gồm có xác định tầm nhìn sứ mệnh, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.

SWOT là kết hợp của 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Căn cứ vào sự kết hợp của từng cặp yếu tố có thể đưa ra chiến lược phát triển (điểm mạnh + cơ hội), chiến lược cạnh tranh (điểm mạnh + thách thức), chiến lược khắc phục (điểm yếu + cơ hội) và chiến lược rút lui (điểm yếu + thách thức).

Tiếp theo nhà phân tích cần so sánh, đối chiếu, làm rõ ưu nhược điểm giữa khả năng phát triển, khả năng khắc phục những điểm yếu, khả năng cạnh tranh và khả năng rút lui khỏi thị trường để chọn ra chiến lược phù hợp nhất cần áp dụng.

SWOT là một mô hình rất phù hợp để áp dụng cho phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nó cũng được áp dụng rất tốt cho phân tích chiến lược phát triển của ngành hay nền kinh tế.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã làm rõ những khái niệm cơ bản về ngành, phân ngành của một nền kinh tế, chiến lược để phát triển một ngành trong nền kinh tế, các lý thuyết kinh tế cơ sở trong việc hoạch định chiến lược phát triển ngành. Đáng chú ý là mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia và phát triển cụm ngành của Michael Porter, lý thuyết đàn nhạn bay của Akanatsu Kaname, các lý thuyết về ngành hỗ trợ và ngành chính..

Sau đó, bài tiếp tục đi sâu vào phân tích ngành thép và vấn đề phát triển ngành thép trong những điều kiện khó khăn ở một quốc gia đang phát triển và chỉ ra những vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển ngành thép của các quốc gia này. Đó là xây dựng dần dần, từng bước ngành thép theo quy tắc: hạ nguồn trước, thượng nguồn sau; cùng với nó là những giải pháp, chính sách đồng bộ đi kèm như phát triển nguồn lực, mở rộng nâng cao năng lực, khuyến khích liên kết và cạnh tranh trong cụm ngành và nâng cao công nghiệp hỗ trợ cho ngành.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những phân tích chung và áp dụng cho những quốc gia đang phát triển nói chung do đó chưa thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia đặc biệt là với một quốc gia đang đổi mới và thay đổi nhanh chóng như Việt Nam. Trong chương 2 tới đây, em sẽ phân tích và làm rõ thực trạng ngành thép

Việt Nam, những điều kiện lợi thế và những thành tựu tích cực mà đất nước đã đạt được; những tồn tại, hạn chế còn vướng mắc và nguyên nhân. Kết thúc chương 2 là phần đánh giá toàn diện về ngành thép Việt Nam.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY (TỪ NĂM 2000- ĐẦU NĂM 2012) NĂM 2000- ĐẦU NĂM 2012)

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w