2. Theo thành phần kinh tế
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cũng bộc lộ những hạn chế:
- Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững, mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và phát triển hạ nguồn. Hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vượt gần 1,4 lần công suất luyện. Sự mất cân đối này làm cho ngành thép bị phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu (phôi thép) và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động.
- Khả năng cạnh tranh thấp. + Sản xuất quy mô nhỏ
+ Chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, thiếu sản phẩm thép chế tạo, thép chất lượng cao..
+ Trình độ công nghệ, thiết bị chung của toàn ngành vẫn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao.
+ Đầu tư còn dàn trải, manh mún, chắp vá. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có chiến lược phát triển lâu dài.
- Thiếu các cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao. - Công tác quản lý nhà nước vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất và đồng bộ trong phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành khi xử lý các vấn đề như thuế, bình ổn thị trường, nhập khẩu, cấp phép – đăng ký và ưu đãi đầu tư, chế độ thống kê.
Cách thức quản lý “trên bảo dưới không nghe”, sự xung đột lợi ích cũng như kiểu phát triển theo phong trào khiến tình trạng quy hoạch “treo” ở ngành thép trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng phá vỡ quy hoạch ngành thép chính là sự chồng chéo trong chức năng quản lý của các đơn vị tại địa phương. Cơ quan cấp giấy phép
đầu tư các dự án là Ban quản lý các khu công nghiệp, trong khi đơn vị thực hiện triển khai quy hoạch lại là Bộ Công Thương.
- Hệ thống phân phối chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thép, khả năng dự báo thị trường, giá cả còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.
+ Số lượng các nhà phân phối nhiều, nhưng chủ yếu ở cấp thấp, đáp ứng các nhu cầu nhỏ và phân tán. Số lượng các nhà phân phối đủ năng lực cung cấp với các tiêu chí số lượng lớn, thời gian ngắn, chủng loại phong phú, các dịch vụ gia tăng thuận tiện (chẳng hạn như khả năng tiêu thụ thép trên 100.000 t/ năm) không nhiều. Chưa xây dựng được một số nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp, đủ sức tạo ra hệ thống phân phối có quy mô hiệu quả, có khả năng bình ổn được thị trường (giống như các công ty thương mại lớn của Nhật Bản như Itochu – Marubeni, Mitsui.. hoặc Posteel trade của Hàn Quốc).
+ Các hình thức mua bán truyền thống còn mang tính phổ biến. Cơ sở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà phân phối được thực hiện chủ yếu bằng các hợp đồng giao ngay, chưa xây dựng được các hợp tác dài hạn giữa các nước tiên tiến. Chưa xây dựng được cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý và phát triển các phương thức giao dịch mới (phương thức mua bán thông qua sàn giao dịch, thương mại đối lưu..).
+ Kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của cac cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Các cơ quan chức năng chỉ có thể thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát với các DNNN, còn với các DN tư nhân hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài, công việc này mang tính hình thức. Trong khi đó, DNNN trong ngành thép lại chỉ chiếm co s30% thị phần. Công tác quản lý thị trường xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn gặp rất nhiều khó khăn.