Nhu cầu thị trường giúp xác định mức sản lượng sản xuất và cơ cấu các sản phẩm. Nhu cầu thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Nhu cầu thị trường trong nước phụ thuộc trực tiếp vào mức độ phát triển
của các ngành hạ nguồn của ngành thép như cơ khí, xây dựng.. và phụ thuộc gián tiếp vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng,lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái.
Các ngành hạ nguồn càng phát triển thì cầu về sản phẩm thép càng cao.
Nền kinh tế càng tăng trưởng; tổng thu nhập của nền kinh tế tăng nên tổng chi tiêu sẽ tăng, chi tiêu cho các yếu tố đầu vào như ngành thép tăng
Lãi suất trên thị trường tăng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp hạ nguồn (xây dựng, cơ khí, lắp ráp..) nên cầu về thép giảm
Lạm phát tăng làm giảm khả năng chi trả của nền kinh tế cho các sản phẩm thép nên cầu về thép giảm
Tỷ giá hối đoái tăng, giá trị đồng nội tệ giảm làm giá thành thép nhập khẩu tăng dẫn tới cầu về thép giảm
Nhu cầu thị trường quốc tế phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của ngành,
phân công quốc tế hiện tại trong hệ thống sản phẩm ngành, mức độ tham gia hội nhập quốc tế và các thỏa thuận thương mại quốc tế của quốc gia đó
Năng lực cạnh tranh của ngành/ quốc gia là các lợi thế so sánh của quốc gia đó trong việc sản xuất thép. Yếu tố này phụ thuộc vào định mức tiêu hao vốn công nghệ trung bình của quốc gia và của ngành đó.
Phân công quốc tế hiện tại trong hệ thống sản phẩm ngành là hệ thống danh sách các quốc gia và các sản phẩm đặc trưng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành. Một nước hoàn toàn có thể tìm được phân khúc sản xuất mà các nước khác làm chưa tốt hoặc nước mình có lợi thế trong sản phẩm đó
Mức độ tham gia hội nhập quốc tế và các thỏa thuận thương mại quốc tế của quốc gia đó. Đây là một tiêu chí quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế. Việc tham gia các tổ chức quốc tế sẽ giúp rỡ bỏ những hàng rào thuế quan, phi thuế quan với các sản phẩm thép trong nước; mở ra những tiềm năng thị trường mới cho xuất khẩu thép. Bên cạnh đó, ngành thép trong nước cũng gặp phải cạnh tranh nhiều hơn từ các doanh nghiệp thép nước ngoài khi hàng rào bảo hộ đã không còn. Tuy nhiên, “cạnh tranh là yếu tố quan trọng của sự phát triển” (M. Porter). Đây sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp trong nước tiến hành đổi mới, hội nhập và thành công hơn trong môi trường toàn cầu.