Phân tích ma trận SWOT Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 68)

1. Cơ sở khoa học xác định phương hướng phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-

1.2.Phân tích ma trận SWOT Điểm mạnh

Điểm mạnh

+ Việt Nam có nguồn quặng khoáng sản (sắt, than, khí thiên nhiên..) phong phú và có các chương trình hợp tác phát triển cấp Chính phủ và doanh nghiệp với các quốc gia láng giềng cũng có nguồn quặng sắt như Lào, Campuchia.

+ Chi phí nhân công lao động thấp.

+ Tốc độ phát triển ngành thép tương đối cao, cao hơn nhiều mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm.

Điểm yếu

+ Đầu tư cho sản xuất của ngành thép đòi hỏi vốn lớn trong khi ác doanh nghiệp sản xuất trong ngành có tiềm lực về tài chính ít do đó việc mở rộng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do hạn chế về vốn

+ Phụ thuộc khá nhiều vào giá phôi thép trên thế giới

+ Quy mô sản xuất, kinh doanh của ngành còn nhỏ, phân tán, thiếu bền vững + Cơ cấu sản xuất các mặt hàng thép ở mức hẹp, đơn điệu

+ Công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên vật liệu, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp, ô nhiễm môi trường.

+ Năng suất lao động ngành thép vẫn ở mức thấp.

+ Các doanh nghiệp ngành thép chưa dự báo được những biến động về nhu cầu tiêu thụ thép, cung cầu ngành thép dẫn đến bị động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn còn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn trong sản xuất.

Cơ hội

+ Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng, do đó nhu cầu các sản phẩm thép tăng cao cả về thép xây dựng và thép chế tạo.

+ Môi trường đầu tư vào Việt Nam ngày càng thông thoáng, thuận lợi sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển ngành thép.

+ Ngày càng có thêm nhiều dự án FDI đầu tư vào ngành thép, qua đó sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận với các trình độ khoa học công nghệ từ phía các đối tác nước ngoài.

Thách thức

+ Nguy cơ khủng hoảng thừa của ngành thép.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu về thép, thị trường luôn biến động có ảnh hưởng lớn đến ngành thép Việt Nam. Quá trình phục hồi kinh tế còn

gặp nhiều khó khăn do đó việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép là cần thiết

+ Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và phi thuế quan. Các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, có thế mạnh về vốn và công nghệ hiện đại, có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm sẽ càng có thị phần lớn hơn trên thị trường, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất nhỏ.

Ma trận SWOT

Bảng 11: Ma trận SWOT ngành thép Việt Nam

Chỉ tiêu Cơ hội Thách thức

Tốc độ phát triển kinh tế cao Môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi

Cơ hội học hỏi trao đổi tiếp thu công nghệ mới từ FDI

Nguy cơ khủng hoảng thừa trong ngành thép

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu thép Môi trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt

Điểm mạnh Chiến lược phát triển Chiến lược cạnh tranh

Tài nguyên thiên nhiên dồi dào

Chi phí lao động thấp Tốc độ phát triển ngành cao

Khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo lao động

Quy hoạch ngành thép hợp lý

Cạnh tranh chi phí thấp Chú trọng phát triển liên kết cụm ngành thép

Điểm yếu Chiến lược khắc phục Chiến lược rút lui

Thiếu vốn đầu tư

Phụ thuộc vào giá phôi thép thế giới

Quy mô ngành nhỏ, phân tán

Công nghệ lạc hậu Năng lực dự báo thấp

Khuyến khích phát triển ngành thượng nguồn cho ngành thép

Xây dựng các khu liên hợp gang thép quy mô lớn Tích cực chuyển giao công nghệ

Giảm đầu tư vào các ngành hạ nguồn thừa công suất Cắt giảm các dự án đầu tư hiệu quả thấp

Nhóm chiến lược phát triển: tập trung vào việc gia tăng các nguồn lực cho sản xuất thép. Nhóm này có ưu điểm tạo ra nền tảng tăng trưởng lâu dài cho ngành. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc mở rộng đầu tư ngành thép Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do những biến động của tình hình kinh tế và nhu cầu thép.

Nhóm chiến lược cạnh tranh: tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để gia tăng khả năng cạnh tranh của ngành. Nhóm này rất hợp lý trong bối cảnh toàn cầu hóa và những biến động kinh tế thế giới thời gian qua. Tuy nhiên, xét về vốn, công nghệ hay chất lượng lao động hiện nay so với các nước, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh nào trên thị trường quốc tế. Ngành nên tập trung vào phát triển thị trường nội địa, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ trước khi nghĩ đến xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế.

Nhóm chiến lược khắc phục: theo hướng thu hút các nguồn lực ngoại sinh về phát triển ngành. Nhóm này khắc phục được điểm yếu thiếu vốn, công nghệ hiện nay của ngành. Tuy nhiên, rất khó để khiến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cũng như mang công nghệ nguồn đến Việt Nam; và ngành thép có nguy cơ phát triển không đồng bộ, lệ thuộc vào nước ngoài.

Nhóm chiến lược rút lui: Cắt giảm đầu tư ở những ngành, lĩnh vực kém hiệu quả. Đây chỉ là những giải pháp tình thế, mang tính chất khắc phục, chứ không phải là định hướng lâu dài cho phát triển ngành thép.

Các phân tích trên đã chỉ ra kết hợp chiến lược mà hiện nay Việt Nam cần áp dụng là nhóm chiến lược gia tăng năng lực sản xuất qua việc mở rộng quy mô các nguồn lực cho ngành. Theo đó, ngành thép sẽ tăng quy mô các nhà máy sản xuất hiện tại, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng sản xuất hướng về thượng nguồn, giải quyết tình trạng mất cân đối hiện tại và hướng tới một ngành thép phát triển hơn trong tương lai. Đây là chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 68)