Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 63)

2. Theo thành phần kinh tế

2.3.3. Bài học kinh nghiệm

- Đầu tư phải theo quy hoạch, cân đối giữa thượng nguồn (luyện phôi) và hạ nguồn (cán ra thành phẩm). Đầu tư đổi mới công nghệ và công suất lớn thì sản xuất mới hiệu quả và sản phẩm mới có sức cạnh tranh.

- Đầu tư về con người được coi là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự thành công trong doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài để thu hút các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có năng lực, có trình độ chuyên môn cao.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu là chiến lược, là công cụ sắc bén trong hoạt động tiếp thị, phát triển kinh doanh. Xây dựng thương hiệu, cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với chính sách giá phù hợp và khả năng chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

- Hệ thống văn bản pháp luật phải được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ. - Cần có sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành trong công tác quản lý Nhà nước, xử lý các vấn đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của ngành.

- Xử phạt thật nghiêm người tiêu thụ và cả người mua hàng giả, hàng nhái. Chế tài xử lý hàng giả không dừng lại ở mức độ dân sự mà cần mạnh hơn, đủ sức răn đe hơn.

- Cần phát triển mạnh hệ thống phân phối chuyên nghiệp, văn minh, rút ngắn từ cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng như thương mại điện tử, phân phối thông qua trung tâm vùng,sàn giao dịch thép tại thị trường Việt Nam. Sàn giao dịch điện tử sẽ tạo sự minh bạch cho thị trường tiêu thụ thép, giảm được nạn “gửi giá”.

Tóm lại, thực trạng phát triển ngành thép Việt Nam thời gian qua có vài điểm đáng chú ý sau:

- Thông qua các văn bản quy hoạch phát triển, định hướng phát triển cho ngành thép Việt Nam, cho ta thấy chính phủ đang áp dụng chính sách phát triển ngành truyền thống bằng cách tập trung ưu tiên một số ngành hạ nguồn của ngành thép phát triển trước, nhưng lại chưa quan tâm đến cân đối thượng nguồn – hạ nguồn dẫn tới ngành rơi vào tình trạng thiếu hụt phôi thép đầu vào, ngành phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài mà chưa thể chủ động được sản xuất trong nước.

- Nhìn chung trình độ phát triển của ngành còn ở mức thấp, nhân tố sản xuất thiếu hụt, sản phẩm khó tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, các ngành bổ trợ và liên quan hầu như chưa phát triển, nhiều vấn đề trong chính sách hỗ trợ ngành còn chưa được giải quyết.

Tuy nhiên, là một ngành có tính cạnh tranh cao và đang không ngừng đổi mới, cùng với sự điểu chỉnh trong những chính sách khuyến khích phát triển ngành hiệu quả hơn, sự trở lại đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài khi nền kinh tế khởi sắc; người dân và doanh nghiệp vẫn có rất nhiều lý do để kỳ vọng vào một ngành thép phát triển trong tương lai không xa.

Trong chương tới đây, bài viết sẽ phân tích cơ sở khoa học xác định chiến lược phát triển ngành và những giải pháp phát triển ngành thép Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w