2. Theo thành phần kinh tế
2.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang lò cao. Các mỏ sắt đang được các công ty khai thác là mỏ sắt Quý Xa (Lao Cai), Trại Cau (Thái Nguyên), Thạch Khê (Hà Tĩnh), Phúc Ninh (Tuyên Quang)..
Vào năm 2008 và 2009, khi tiến độ xây dựng các lò cao (luyện thép) bị chậm, các doanh nghiệp khai thác đã phải xuất khẩu tinh quặng sắt do quặng khai thác không tiêu thụ hết. Nhưng thực tế, một vài doanh nghiệp luyện kim cũng khó mua tinh quặng sắt khai thác trong nước do nhiều tỉnh “cấm vận” không cho vận chuyển quặng ra ngoài địa phương.
Than mỡ cho luyện cốc là loại nguyên liệu chưa thể thay thế trong công nghệ sản xuất gang bằng lò cao. Trữ lượng than mỡ của Việt Nam rất hạn chế, chất lượng không cao. Lượng than mỡ cung cấp hàng năm khoảng 90 – 100 ngàn tấn than nguyên khai, tức là có thể sản xuất tối đa khoảng 60 – 70 ngàn tấn than cốc.
Tóm lại, các yếu tố nguồn lực của ngành thép Việt Nam hầu như còn rất yếu kém cả về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và chỉ có đôi chút ưu thế về tài nguyên thiên nhiên.
Sơ đồ 5: Định hướng phát triển các nguồn lực cho ngành thép Việt Nam
K L R A B C E F IG (VNSteel, VNShin..)
Tăng I IP (cty thép Miền Nam, Pomina..) IF (Tata, Quảng Liên, Formosa..)
2.2.2. Điều kiện về nhu cầu thị trường
Nửa đầu năm 2012, ngành thép gặp khó khăn lớn về tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục giảm mạnh.
Do chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, trong đó siết chặt tín dụng với lĩnh vực phi sản xuất, cắt giảm đầu tư công.. trong năm 2012 nên ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép, tiếp tục rơi vào trạng thái trầm lắng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong những tháng đầu năm 2012 tiếp tục giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2011 cũng như so với cùng kỳ. Cụ thể, sản lượng thép tiêu thụ trong tháng 1 chỉ đạt 234.000 tấn giảm 43% so với tháng 12/ 2011 và 50% so với cùng kỳ năm trước (mức giảm yoy). Đây được xem là mức tiêu thụ thấp nhất từ 3 năm trở lại đây. Vào tháng 2, sản lượng thép tiêu thụ đạt 380.000 tấn, tăng 56% so với tháng 1 nhưng lại giảm 24% yoy. Riêng tháng 3, sản lượng thép xây dựng tăng mạnh lên mức 521.000 tấn, tăng 37% so với tháng 2, nhờ các công ty thương mại và các đại lý tăng lượng mua vào để dự trữ cho mùa xây dựng sắp tới.
Như vậy, sản lượng thép tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 1,144 triệu tấn, giảm 12% yoy. Theo nhận định của ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nếu thị trường tiếp tục ảm đạm như quý vừa rôi, thì mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2012 của ngành thép khó mà đạt được. Bởi vì thị
T D
G Chuyển giao công nghệ
nước ngoài
Nghiên cứu triển khai
trường thép năm 2012 được dự báo rất ít có khả năng tốt hơn năm 2011, mà trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng của ngành là – 2,3%.
Biểu đồ 3: Sản lượng thép tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ (đơn vị ngàn tấn)
Về thị trường xuất khẩu
Lãi suất của Việt Nam hiện nay đang ở mức cao khiến các mặt hàng thép mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đặc thù kinh doanh của ngành thép Việt Nam là phải sử dụng vốn vay lớn, trong đó, vay từ ngân hàng chiếm tới 70 - 80%, thậm chí 100% để đầu tư sản xuất trong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao, nên khả năng cạnh tranh rất thấp và luôn trong tình trạng phụ thuộc, trong khi các DN thép nước ngoài khi đầu tư sản xuất thì vốn tự có của họ chiếm phần lớn, nên khả năng cạnh tranh về giá của họ trên thị trường thế giới rất mạnh.
Tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động, đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá trong thời gian qua đã làm tăng chi phí ngoại tệ cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho ngành thép. Trong bối cảnh phần lớn đầu vào cho ngành đều phải nhập khẩu, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao. Đổi lại, việc xuất khẩu được hưởng lợi từ tỷ giá do giá cả quy đổi của sản phẩm thép rẻ hơn và cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định áp thuế sơ bộ chống trợ cấp 8,06% đối với sản phẩm thép hàn cac-bon nhập khẩu từ Việt Nam. Còn quyết định cuối cùng của vụ kiện chống bán phá giá này sẽ được DOC đưa ra vào ngày 8/6/2012. Việc này gây thêm khó khăn không nhỏ doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, đặc biệt khi công suất sản xuất thép trong nước đã vượt gấp đôi nhu cầu tiêu thụ.
Những khó khăn trên về thị trường tiêu thụ đã làm cho lượng thép tồn kho tăng cao. Lượng thép tồn kho hiện nay khoảng 350.000 tấn thép thành phầm và 560.000 tấn phôi. Nhưng do phần lớn nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu nên giá thép vẫn không giảm thậm chí còn tăng nhẹ trên thị trường. Điều này càng làm cầu sản phẩm thép giảm.