Các ngành bổ trợ và liên quan

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 55)

2. Theo thành phần kinh tế

2.2.3. Các ngành bổ trợ và liên quan

Ngành sản xuất than cốc

Về sản xuất cốc, nước ta chỉ có 2 cơ sở luyện than cốc công nghiệp tại Thái Nguyên của Công ty Gang thép Thái Nguyên công suất 200.000 tấn/ năm và tại Khu liên hợp Gang thép Hải Dương của Tập đoàn Hòa Phát công suất 350.000 tấn/ năm. Hiện nay, để phục vụ cho các lò cao đang hoạt động, ngoài lượng than cốc tự sản xuất, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn than cốc và than mỡ từ Trung Quốc và một số nước khác.

Ngành sản xuất và nhập khẩu thép phế liệu

Thép phế hiện nay là nguyên liệu chính cho các lò điện phôi. Do nền kinh tế chưa phát triển nên lượng thép phế thu gom trong nước phục vụ cho ngành thép còn

rất khiêm tốn, ước khoảng 700 ngàn tấn 1 năm nên nguyên liệu thép phế cho sản xuất phôi lò điện chủ yếu là nhập khẩu.

Nguyên liệu sản xuất Fero, gạch chịu lửa

Nước ta có nhiều loại quặng có thể khai thác và sử dụng cho luyện fero như: quặng măng gan, crôm, titan, vonfram, niken, silic, đất hiếm.. để sản xuất các loại fero phục vụ luyện thép và sản xuất hteps hợp kim, thép đặc biệt.

Tuy nhiên, do có hạn chế về chất lượng, quặng kim loại, điều kiện hạ tầng khó khăn và giá điện cao nên chưa phát triển được sản xuất fero trong nước.

Nguyên liệu sét chịu lửa của Việt Nam với trữ lượng lớn, đủ đảm bảo để sản xuất, tự túc phần lớn gạch chịu lửa cao, nhôm thông dụng cho ngành Thép.

Cung cấp điện

Điện là năng lượng không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và đặc biệt quan trọng đối với ngành thép. Công nghệ luyện phôi thép nước ta chủ yếu là lò điện. Do các lò có công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao điện năng cho 1 tấn phôi còn cao, dự tính khoảng 600 KWh/ tấn phôi. Ngoài ra, các dây chuyền cán, kéo cũng có công suất nhỏ nên suất tiêu hao điện cũng cao. Theo thống kê, năm 2009, ngành thép tiêu thụ 4,683 tỷ KWh cho sản xuất, chiếm 5,8% tổng sản lượng điện toàn quốc. Do nguồn cung không đủ, phụ thuộc nhiều vào thủy điện và tỷ lệ công suất dự phòng thấp nên điện cấp cho sản xuất chất lượng không ổn định và bị cắt nhiều, đặc biệt trong mùa khô. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh của ngành. Lượng điện cho ngành vẫn thiếu trong các năm 2010, 2011; dự kiến sẽ chỉ được cải thiện trong năm 2012.

2.2.4. Thể chế, chính sách và tính cạnh tranh của ngành

Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam 2007-2015

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch giai đoạn này là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành thép về cơ bản đã đáp ứng đủ và kịp thời (gồm cả tự sản xuất và nhập khẩu) về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình

trạng thiếu thép. Năng lực sản xuất thép ngày càng tăng về chất lượng và đa dạng về sản phẩm. Việc đầu tư vào ngành đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia (doanh nghiệp nhà nước, dân doanh, FDI); đã có sự quan tâm đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất phôi thép) và một số chủng loại thép ngoài thép xây dựng như thép tấm cán nóng, thép tấm lá, thép mạ hợp kim.. Tổng Công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước lớn đã tích cực tham gia bình ổn thị trường, kiềm chế giá thép theo chỉ đạo của Chính phủ.

So sánh mục tiêu quy hoạch với thực tế đạt được năm 2010 cho thấy, tuy công suất các lò luyện gang tăng nhanh nhưng chủ yếu đang trong giai đoạn hoàn thiện và chạy thử nên chưa có sản phẩm. Năm 2010 dự tính sản xuất gang chỉ đạt trên 20% mục tiêu quy hoạch để ra.

Đối với phôi thép: Các dự án lớn đều chậm nên chưa huy động được vào sản xuất. Các dự án vừa và nhỏ phát triển nhanh nên sản xuất đạt 75% mục tiêu đề ra.

Đối với thép thành phẩm, sản xuất vượt mục tiêu đề ra 14% và đặc biệt xuất khẩu vượt tới 100% do có 3 nhà máy thép cán nguội quy mô lớn đi vào hoạt động.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa thực hiện được các mục tiêu trong quy hoạch là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên mức tiêu thụ thép chậm lại, nhà đầu tư rút vốn khỏi các dự án, giá cả thép thế giới không ổn định làm cho ngành gặp nhiều khó khăn.

Bảng 8: So sánh chỉ tiêu quy hoạch với dự kiến thực hiện năm 2010

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị QH 2010 Thực tế 2010

Tỷ lệ % thực hiện 1 Sản xuất gang Triệu tấn 1,5 – 1,9 0,35 20,59 2 Sản xuất phôi thép Triệu tấn 3,5 – 4,5 3,0 75,00 3 Sản xuất thép

thành phẩm Triệu tấn 6,3 – 6,5 7,35 114,84 4 Xuất khẩu gang

thép các loại Triệu tấn 0,5 – 0,7 >1,0 200,00

Nguồn: Dự thảo quy hoạch hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối ngành thép giai đoạn 2010 – 2020

Các chính sách hỗ trợ phát triển ngành

Trong thời kỳ khủng hoảng 2008 – 2010, các chính sách kích cầu của chính phủ đã có tác dụng tích cực đến tình hình sản xuất, tiêu thụ của ngành thép. Những gói kích cầu lần 1 (1 tỷ USD) và lần 2 (7 tỷ USD) vào các nội dung như hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả tích cực. Ngành thép từ mức tăng trưởng âm vào năm 2008( - 8%) đã phục hồi và tăng mạnh vào năm 2009, 2010. (lần lượt là 25% và 12%).

Tuy nhiên, từ năm 2011, vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trần lãi suất huy động vẫn luôn duy trì ở mức cao (14 – 16%/ năm) khiến cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp thép gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lạm phát đang có dấu hiệu lắng xuống, nền kinh tế có những khởi sắc, liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 năm 2012, ngân hàng nhà nước đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 12 %, và dự kiến sẽ còn giảm xuống còn 10%. Đó là dấu hiện tích cực để ngành tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất để đạt mục tiêu tăng trưởng 4% của cả năm.

Về các chính sách nhập khẩu, hiện nay việc nhập khẩu thép phế phục vụ cho sản xuất phôi gặp khó khăn do các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối ưu tiên đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu, do ý kiến của cơ quan kiểm định, cơ quan quản lý và

người sử dụng chưa đồng thuận. Cơ quan quản lý yêu cầu thép phế phải được phân loại, làm sạch, không lẫn vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu trong khi doanh nghiệp sản xuất lại cho là quy định này không thực tế vì thép phế không hề lẫn tạp chất. Danh mục các chất cấm nhập khẩu có rất nhiều loại trong khi quy định về mức độ lẫn các chất này trong thép phế chưa có, việc lấy mẫu như thế nào cũng là vấn đề gây tranh cãi. Ngành nhập khẩu thép phế gặp khó khăn trong khi lượng thép phế sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 53% nhu cầu cán thép, điều đó làm ngành thép Việt Nam bất ổn định và phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.

Về các chính sách xuất khẩu, Việt Nam hiện nay chưa đưa ra được những quy định, luật pháp thích hợp để bảo vệ ngành thép cũng như các ngành sản xuất khác trên các thị trường thế giới. Thép Việt Nam dù có chất lượng tương đương nhưng rất khó tiếp cận với các thị trường lớn (Mỹ, châu Âu) do những hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là các dự luật đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm Việt Nam.

Tính cạnh tranh của ngành

Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thép chủ yếu là cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp. các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hoá cao, do đó, có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp thép theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá. Do đó các doanh nghiệp trong ngành phần lớn đều theo đuổi chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp, cạnh tranh thông qua giá bán rẻ hơn. Bên cạnh đó, thị trường thép xây dựng đang bước dần vào trạng thái bão hoà khi một loạt các công ty thép lớn đều thực hiện đầu tư mở rộng công suất, do đó, cạnh tranh trong ngành thép cán nóng đang trở nên ngày càng khốc liệt hơn.

Thay vì chỉ tập trung vào cán thép, xu hướng phổ biến hiện này là các doanh nghiệp trong ngành thép cán nóng thực hiện tích hợp dọc theo hướng tích hợp lùi hay đầu tư lên thượng nguồn, nhằm tạo ra lợi thế về chi phí trong cuộc cạnh tranh giá cả.

- Tích hợp đầy đủ: Thép Thái Nguyên và Thép Hoà Phát tích hợp từ khâu khai

thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phẩm từ thép.

- Thép Việt Ý, thép Pomina, thép Dana – Ý: Tích hợp ngược từ khâu cán thép

với khâu luyện phôi thép.

Có nhiều nguyên nhân về chi phí đầu vào dẫn đến việc nếu chỉ tập trung vào cán thép sẽ khiến các doanh nghiệp thép gặp bất lợi lớn trong cạnh tranh, dẫn đến xu hướng tích hợp dọc đang diễn ra phổ biến trong ngành thép cán nóng. Ba nguồn cung cấp đầu vào chính cho ngành gồm điện, than coke và phôi thép nhập khẩu đang có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngành:

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang thúc đẩy sự phát triển của ngành. Các nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng các công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí, phát triển sản xuất về phía thượng nguồn (các ngành sản xuất phôi thép, sản xuất gang, khai khoáng quặng sắt)..

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w