- Phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép Việt Nam phù hợp
3. Một số giải pháp phát triển ngành thép và kế hoạch tổ chức thực hiện
3.4. Chú trọng phát triển liên kết cụm ngành thép
Thiết lập các liên kết dọc và ngang trong ngành
Xây dựng các mối liên kết dọc từ sản xuất – lưu thông – tiêu dùng có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và có cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong từng khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu nguồn trong cùng thị trường xây dựng mối liên kết ngang với nhau trong khâu phân phối (liên kết ngang trong khâu bán
buôn thông qua việc cùng xây dựng các trung tâm giao dịch, tổng kho bán buôn, trung tâm logistics..).
Xây dựng sàn giao dịch thép
Thị trường thép là thị trường rất quy mô và phức tạp, bên cạnh việc trao đổi hàng tiền thông thường (phương thức truyền thống) còn tồn tại phương thức mua bán các giấy tờ có giá trị sở hữu khác. (các hợp đồng, trái khoán, chứng chỉ quỹ..) nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính có khả năng và cơ hội tham gia. Nhìn chung các thị trường giao sau ở cấp độ phát triển (future market) là một thị trường tập trung có tổ chức rất cao, chỉ mua bán các sản phẩm dẫn xuất từ thị trường hàng hóa thực là các hợp đồng giao sau (HĐGS). Nơi mua bán các hợp đồng giao sau này người ta quen gọi là sàn giao dịch (pit) hay sở giao dịch (exchange). Đó là một kênh giao dịch thép hữu hiệu vì thông qua sàn giao dịch, các nhà đầu tư trên khắp thế giới có thể tham gia buôn bán thông qua các công cụ hợp đồng ký hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hoán đổi..
Mô hình sàn giao dịch thép là hết sức cần thiết ở Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của chủng loại và chất lượng sản phẩm, quy mô tiêu thụ, hệ thống hành lang pháp lý quản lý sàn mà trước mắt chỉ nên xây dựng và phát triển sàn giao dịch thép ở cấp độ giản đơn chủ yếu thực hiện chức năng giao nhận thông tin, thực hiện lệnh mua bán trực tiếp, hỗ trợ vốn, chuẩn hóa hàng hóa..
Những lợi ích của việc giao dịch qua sàn:
Chi phí cơ hội của giao dịch thấp hơn so với thương mại truyền thống, do doanh nghiệp không phải trả các chi phí phụ khác như chi phí lưu kho, lưu bãi, lãi vay khi tiêu thụ chậm.
Hạn chế tính rủi ro do đa dạng hóa được các phương pháp tiếp cận khách hàng.
Minh bạch hóa, công khai hóa những thông tin liên quan đến giá cả, lượng bán sản phẩm thép, giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thông tin sớm và xử lý tốt trước những diễn biến của thị trường thép trong nước và thế giới.
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch:
Kết luận chương 3
Một số vấn đề chủ yếu được nêu trong chương 3:
- Phân tích ma trận SWOT cho ngành thép Việt Nam hiện nay để làm rõ vị trí, hướng đi và cách đi cho ngành thép Việt Nam.
Sàn giao dịch
Ngân hàng thanh toán
Cơ quan giám định DN sử dụng thép Cty sản xuất nhập khẩu Cty xây dựng Công nghiệp – dân dụng
Cty cơ khí chế tạo Dầu khí đóng tàu Quỹ đầu tư
DN sử dụng thép Công ty sản xuất nhập khẩu
Công ty xây dựng công nghiệp – dân dụng Cty cơ khí chế tạo Dầu khí đóng tàu Quỹ đầu tư
- Kiến nghị về xây dựng quy hoạch phát triển ngành thép theo chính sách cluster ngành của M. Porter, đó là phát triển hài hòa, tổng thể cluster ngành thép; đảm bảo cân đối thượng nguồn – hạ nguồn cho ngành thép.
- Kiến nghị về việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thép: tập trung mạnh vào giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, tích cực mở rộng nâng cao trình độ đào tạo, gắn đào tạo với thị trường, doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu công việc.
- Kiến nghị về quản lý các dự án đầu tư nước ngoài: cần cắt giảm các dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp, công nghệ lạc hậu, ưu đãi, khuyến khích những dự án có hiệu quả kinh tài chính cao
- Kiến nghị về xây dựng sàn giao dịch thép ở mức độ đơn giản: Tạo thị trường để cho các giao dịch mua bán trong ngành diễn ra đơn giản và hiệu quả hơn; đồng thời là nơi cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và người dân.