Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản là một tư liệu sản xuất thiết yếu và cốt lõi của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, do đó, các nhà phân tích cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của từng bộ phận cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong tỷ lệ này nhằm tính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn hạn. Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
Tiền là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dự trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nếu tiền được lưu trữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi.
Vòng quay tiền = Doanh thu
Tiền và các chứng khoán ngắn hạn bình quân Tỷ số này phản ánh số vòng quay của tiền trong thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp tạo ra khoản doanh thu, cụ thể hơn nó chỉ ra rằng với một lượng tiền nhất định dùng vào sản xuất kinh doanh đã mang lại doanh thu là bao nhiêu trong một năm.
Vòng quay hàng
tồn kho =
Doanh thu
Hàng tồn kho bình quân
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp khả quan. Nếu tỷ lệ này quá thấp thì tốc độ tiêu thụ hàng hoá bị trì trệ, giảm khả năng chi trả và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Số vòng quay = Giá vốn hàng bán
hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay của hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh của công ty càng tốt và ngược lại
Số ngày của một vòng quay
hàng tồn kho
= Số vòng quay của hàng tồn kho trong kỳSố ngày trong kỳ
Chỉ số này phản ánh số ngày trung bình mà hàng tồn kho quay được một vòng, Số ngày trong kỳ thường là 360 ngày
Kỳ thu tiền bình
quân =
Các khoản phải thu x Số ngày trong kỳ Doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt là thu hồi khoản từ bán chịu hàng hoá. Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Chính sách bán hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, chính sách tín dụng, nhu cầu xâm nhập hay mở rộng thị trường, tình trạng của nền kinh tế...
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.
Số vòng quay các
khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.
Hiệu suất sử
dụng tài sản =
Doanh thu Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (tài sản lưu động): Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định (tài sản lưu động)
=
Doanh thu
Tài sản cố định (Tài sản lưu động) Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng tài sản lưu động (tài sản cố định) của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản lưu động, tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
1.5.4.3 Tỷ số về khả năng cân đối vốn(cơ cấu tài chính)
Cơ cấu tài chính là một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp, là công cụ hữu hiệu giúp nhà phân tích đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro có thể chấp nhận được và mức độ khuếch đại lợi nhuận của các khoản nợ. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho món vay. Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ sở hữu vẫn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể. Công tác phân tích thường thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỷ lệ này cho biết cơ cấu nợ phải trả trên tổng tài sản, qua đó, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Đối với chủ nợ, với mục tiêu là an toàn cho các khoản vay, tức là phải đảm bảo thu hồi đầu tư cả gốc là lãi đúng thời han, thì họ mong muốn tỷ số này vừa phải, bởi vì ngay cả trong trường hợp xấu nhất
là doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản thì các khoản nợ của họ vẫn sẽ được đảm bảo và được giải quyết theo đúng trình tự pháp lý hiện hành.
Còn đối với chủ doanh nghiệp, họ lại thích và mong muốn một tỷ số nợ trên tổng tài sản cao. Trong các khoản nợ của doanh nghiệp, sử dụng vốn của người khác bằng cách đi vay (sử dụng nợ vay) càng cao thì tác động đòn bẩy tài chính càng lớn mà quyền sử hữu của các cổ đông của doanh nghiệp vẫn đảm bảo không bị pha loãng. Song, nếu tỷ số nợ quá cao sẽ dẫn tới rủi ro về mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, xác định một tỷ lệ nợ hợp lý sẽ là cơ sở để tạo ra cơ cấu vốn tối ưu, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản
Tỷ số cơ cấu tài
sản =
Tài sản cố định (Tài sản lưu động) Tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Nó cao hay thấp chưa phản ánh được hiệu quả đầu tư vào tài sản nếu không căn cứ vào loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc điểm kinh doanh. Phân tích chỉ tiêu này cho phép xây dựng và điều chỉnh cơ cấu tài sản phù hợp với môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn
Tỷ số cơ cấu
nguồn vốn =
Vốn chủ sở hữu (Nợ phải trả) Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự tài trợ cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng minh cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Chủ doanh nghiệp luôn có tâm lý chiếm dụng vốn kinh doanh của người khác nên họ lại mong đợi tỷ số này thấp để đạt lợi nhuận tối đa trên đồng vốn mình bỏ ra. Nhiệm vụ của các nhà phân tích tài chính là phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý hay tố ưu với chi phí thấp nhất, đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia góp vốn hình thành nguồn kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm kiếm vốn từ các nguồn khác nhau, tức là đa dạng hoá các nguồn tài trợ có lựa chọn.
1.5.4.4 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận được thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những kết quả cuối cùng đáng quan tâm bởi nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc xem xét từng kết quả riêng của doanh nghiệp thì nhất thiết phải quan tâm tới khả năng sinh lời bởi nó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể sử dụng các tỷ số sau:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
Doanh lợi tiêu thụ
sản phẩm (%) =
Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu
Chỉ số này phản ánh số đồng lợi nhuận sau thuế có được trong 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Chỉ số này càng cao thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp cần có biện pháp để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới. Chỉ số này thường được sử dụng để xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
Doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận
Tổng tài sản bình quân Trong đó, tổng tài sản bình quân được tính như sau
Tổng tài sản
bình quân =
Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ 2
Giá trị của ROA cho ta biết 1 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tạo ra 42
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này được sử dụng như là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời vốn đầu tư, hiệu quả và cách thức sử dụng vốn cũng như mức độ mạo hiểm của hoạt động kinh doanh; bên cạnh đó, lại tạo ra một thông tin phản hồi nâng cao năng lực thu hút vốn đầu tư.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị của ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư vì khi nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp thì mục tiêu của họ là gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, ROE cao còn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng cơ cấu vốn hợp lý.