Phân tích các chỉ số tài chính:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 73)

Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Căn cứ trên số liệu các báo cáo tài chính hàng năm, trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp báo cáo cuối năm, phòng tài chính tiến hành tính toán và phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty bao gồm: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động, khả năng thanh toán lãi vay tại thời điểm ngày 31 tháng 12 mỗi năm

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2011-2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hệ số thanh toán tổng quát 1,52 1,68 1,63 1,96

Hệ số thanh toán hiện hành 1,09 0,95 1,02 1,24

Hệ số thanh toán nhanh 0,38 0,55 0,57 0,63

Hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn 1,09 0,95 1,02 1,24

Khả năng thanh toán lãi vay 2,77 3,95 3,48 3,96

Từ bảng tính các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty trong hai năm 2011-2012 cho thấy Hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 là 1,96 chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ đảm bảo về tài chính tốt, tổng tài sản của công ty hoàn toàn có thể dư thừa để thanh toán các khoản nợ của công ty. So sánh với năm 2011 thì khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2012 đã tăng, điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty ngày càng có mức độ đảm bảo tài chính tăng.

Hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong năm 2012 cũng lớn hơn một, chứng tỏ tài sản lưu động hoàn toàn có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này năm 2012 có giá trị cao hơn năm 2011 càng chứng tỏ khẳng định khả năng thanh toán của công ty là tốt.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,63 nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty không thể thanh toán ngay tức khắc các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012. Hệ số này cũng cho biết, công ty có khả năng thanh toán nhanh 63% tổng số nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2012. Tuy nhiên, vì một số khoản

nợ ngắn hạn chưa tới hạn thanh toán nên từ giá trị của chỉ tiêu này không thể kết luận khả năng thanh toán của công ty không tốt.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 cũng lớn hơn năm 2011, đồng thời lớn hơn một chứng tỏ khả năng đảm bảo thanh toán của công ty là tốt.

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2012 là 3,96 lớn hơn 1 chứng tỏ hoạt động của công ty mang lại lợi nhuận cao, hoàn toàn thừa khả năng đảm bảo thanh toán các khoản chi phí lãi vay trong năm.

Như vậy, khả năng thanh toán của công ty tại thời điểm cuối năm 2012 là rất tốt, công ty hoàn toàn có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty đều có giá trị khả quan, các đối tượng quan tâm hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng sinh lời:

Bảng 2.9: Báo cáo khả năng sinh lợi của công ty năm 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu thuần 11,05 11,60 11,84

Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần 11,10 10,83 11,14

Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản bình quân 16,94 18,19 15,01

Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân (ROA) 17,01 16,99 14,12

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 45,21 42,29 32,04

Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ sản phẩm/ tổng tài sản 1,40 1,43 1,23

Từ Bảng cho thấy tình hình sinh lợi của công ty năm 2012 khá khả quan tuy kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của công ty thấp hơn năm 2011. Giá trị tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuê so với doanh thu thuần cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại 11,84 đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 11,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Hai chỉ tiêu này có giá trị đều lớn hơn năm 2011 chứng tỏ công ty cắt giảm được chi phí thành công trong năm 2012.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân và khả năng sinh lời của tổng tài sản cho thấy cứ 100 đồng tài sản của công ty năm 2012 sẽ tạo ra được

15,01 đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng với 14,12 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ sản phẩm so với tổng tài sản năm 2012 là 1,23 cho biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư tạo ra 1,23 đồng doanh thu. Tỷ lệ này năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 là do doanh thu của năm 2012 giảm so với năm 2011, trong khi doanh nghiệp vẫn tiến hành đầu tư vào máy móc thiết bị.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 là 32,04 % cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 32,04 đồng lợi nhuận. Tuy giá trị của chỉ số này thấp hơn năm 2011 nhưng nó vẫn thể hiện hoạt động hiệu quả của công ty. Sở dĩ giá trị của chỉ số này thấp hơn năm 2011 là do tình hình nền kinh tế ảm đạm.

Như vậy, năm 2012 tình hình hoạt động công ty vẫn đem lại mức lợi nhuận chấp nhận được nhưng thấp hơn so với năm 2011 do doanh thu bán hàng giảm. Do công ty tiến hành các biện pháp để giảm chi phí nên tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu tăng

Khả năng hoạt động: vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn, vòng quay

hàng tồn kho, hệ số thu hồi nợ, thời gian thu hồi nợ bình quân, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng VCSH

Bảng 2.10: Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động 2009-2012

Tỷ số hoạt động 2010 2011 2012

Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn 7,61 5,10 7,29

Số vòng quay các khoản phải trả người bán ngắn hạn 7,14 6,11 5,31

Số vòng quay hàng tồn kho 4,32 4,07 2,80

Hệ số thu hồi nợ 7,61 5,10 7,29

Thời gian thu hồi nợ bình quân 47,30 70,58 49,40

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2,76 3,63 3,29

Hiệu suất sử dụng tài sản 1,40 1,43 1,23

Hiệu suất sử dụng vốn 3,46 3,69 2,51

Vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 7,29, cao hơn năm 2011 cho thấy khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của năm 2012 tăng cao hơn năm 2011, tình hình thu tiền năm 2012 tốt hơn năm 2011 là do công ty thúc đẩy việc thu hồi công nợ và đã đạt được hiệu quả. Một nguyên nhân khác góp phần làm tăng số vòng quay khoản phải thu là do doanh thu năm 2012 nhỏ hơn năm 2011 nên việc

thu tiền hàng cũng dễ hơn. Bên cạnh đó, hệ số thu hồi nợ (doanh thu thuần/tổng các khoản phải thu) năm 2012 cao hơn năm 2011 chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt hơn, cải thiện tình hình vốn bị khách hàng chiếm dụng. Thời gian thu hồi nợ bình quân của năm 2012 là 49,4 ngày thấp hơn năm 2011 (70,58 ngày) cũng chứng tỏ khẳng định trên, tuy nhiên thời gian này vẫn lớn đồng nghĩa với tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn trong thanh toán.

Ngược lại, năm 2012 vòng quay các khoản phải trả người bán ngắn hạn lại giảm chứng tỏ công ty tận dụng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, điều này mang lại lợi ích cho công ty nhưng cũng đồng thời làm giảm uy tín của công ty.

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 2,8 vòng, thấp hơn nhiều so với năm 2011 chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm không tốt làm hàng tồn kho ứ đọng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm không tốt là do nền kinh tế rơi vào suy thoái vẫn chưa vực dậy được, công ty không thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó.Chỉ tiêu này thấp hơn năm 2011 cũng cho thấy hiệu quả hoạt động dự trữ của doanh nghiệp không tốt, bên cạnh khâu bán hàng thì khâu sản xuất cũng cần phải xem xét lại nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện tình hình.

Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 là 1,23 cho biết cứ 1 đồng tài sản của công ty tạo ra đọwc 1,23 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 3,29 cho biết cứ một đồng tài sản cố định tạo ra được 3,29 đồng doanh thu. Hai chỉ tiêu này đều phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty trong năm 2012 là tốt, tuy nhiên các chỉ số này đều có giá trị nhỏ hơn năm 2011 chứng tỏ công ty lâm vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả hơn.

Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 là 2,51 cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư sẽ thu được 2,51 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 cũng thấp hơn năm 2011 càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động kém đi của công ty.

Khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn:

Bảng 2.11: Khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tài sản cố định/tổng tài sản 50,85 39,40 37,46

Tài sản lưu động/ tổng tài sản 49,15 60,37 62,41

Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn 59,43 61,22 50,90

Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn 40,57 38,78 49,10

Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn

Tỷ trọng vay ngắn hạn 51,83 59,05 50,53

Tỷ trọng vay dài hạn 7,60 2,17 0,37

Nội dung phân tích này được công ty phân tích lồng ghép khi phân tích tình hình biến độngvà cơ cấu của tài sản (nguồn vốn)

2.3 Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại công ty CP CNC Traphaco

Phương pháp sử dụng:

Công ty mới chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số theo cách truyền thống. Về phương pháp so sánh chủ yếu so sánh ngắn hạn trong hai năm liên tiếp, do đó mới chỉ phản ánh sự biến động giữa các năm mà chưa thấy được nguyên nhân của sự biến động đó, không chỉ ra được tính xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ số tài chính còn là các chỉ số độc lập, chưa có sự so sánh, liên kết các chỉ số này với các chỉ số của ngành, của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động, của đối thủ cạnh tranh nên kết quả phân tích còn mang tính chủ quan, không đnáh giá được đầy đủ tình hình tài chính của công ty, không chỉ ra được vị thế của công ty trong ngành và trên thị trường. Công ty chưa sử dụng các đòn bẩy tài chính như là một công cụ để xác định cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Công tác phân tích tài chính tại công ty chưa sử dụng phương pháp Dupont để phân tích một số chỉ tiêu như: ROA, ROE nhằm làm rõ nguyên nhân và tình hình kết quả hoạt động của công ty.

Nhân sự

Công ty không có nhân viên có chuyên môn về phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhân viên phân tích đồng thời là nhân viên kế toán, trình độ của họ về phân tích tài chính còn hạn chế vì họ chưa được đào tạo sâu về tài chính cũng như nghiệp vụ phân tích tài chính, điều này ảnh hưởng khá lớn đến công tác phân tích tài chính cũng như quản lý tài chính của công ty vì chất lượng kết quả phân tích không cao. Ngoài ra, báo cáo phân tích tài chính của công ty là do nhân viên kế toán lập ra, tự

đánh giá hoạt động của họ nên kết quả phân tích, đặc biệt các nguyên nhân sẽ không khách quan, không đầy đủ.

Tổ chức thực hiện phân tích tài chính

Phòng tài chính của công ty đã hoàn thành nhiệm vụ của mình là phân tích tài chính. Do có sự tổng kết qua nhiều năm nên công ty đã chủ động từ khâu thu thập thông tin, tiến hành phân tích và lập báo cáo kết quả phân tích. Công ty cũng đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phân tích thống nhất qua nhiều năm làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả phân tích. Công tác phân tích được thực hiện bởi bộ máy hết sức đơn giản nằm trong phòng tài chính. Công tác phân tích được thực hiện đều đặn theo định kỳ hàng năm. Công việc phân tích tài chính không diễn ra thường xuyên, quá trình thực hiện phân tích không được lập kế hoạch cụ thể, do vậy kết quả phân tích chưa phục vụ kịp thời cho các đối tượng quan tâm làm cơ sở để ra các quyết định, đặc biệt kết quả phân tích chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của các lãnh đạo.

Đánh giá chung về nội dung phân tích:

Nội dung phân tích tài chính chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Công ty chưa thực hiện phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều chỉ tiêu tài chính chỉ dừng lại ở việc tính toán số liệu mà chưa nêu lên được ý nghĩa kinh tế của chúng.

Phân tích chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu chứ chưa đưa ra phân tích, đánh giá cụ thể và tìm hiểu nguyên nhân nên kết quả phân tích không thể phục vụ đắc lực cho nhà quản trị trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, không khắc phục được những nguyên nhân tồn tại để cải thiện tình hình.

Công tác phân tích tài chính công ty cũng chưa tiến hành phân tích luồng tiền, phân tích diễn biến và sử dụng nguồn vốn kinh doanh, tình hình đảm bảo vốn nên kết quả phân tích không toàn diện, công ty nên tiến hành phân tích bổ sung các nội dung này.

chung của ngành nên nội dung phân tích không chỉ ra được vị thế của công ty trong ngành, kết quả tài chính của công ty có đi theo đúng xu hướng của ngành không.

Nội dung phân tích chỉ dừng lại ở hai năm liên tiếp nên chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn đối với các đối tượng quan tâm.

Đánh giá cụ thể về từng nội dung phân tích:

Thứ nhất, về nội dung phân tích tình hình và cơ cấu tài sản (nguồn vốn): Công ty đã thực hiện phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu của tài sản, nguồn vốn của công ty trong hai năm liên tiếp. Kết quả của việc phân tích này phần nào phục vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định, cung cấp thông tin cho Đại hội đồng cổ đông của công ty. Tuy nhiên, nội dung phân tích tình hình và kết cấu của tài sản nguồn vốn vẫn còn sơ sài, chưa đi sâu chi tiết vào nguyên nhân. Đặc biệt về phân tích cơ cấu tài chính mới chỉ dừng lại ở phân tích các chỉ tiêu tổng quan, chưa đi sâu vào từng khoản mục tài sản (nguồn vốn) để thấy rõ cơ cấu của tài sản (nguồn vốn). Công ty nên phân tích thêm cả tính xu thế của các chỉ tiêu để thấy rõ được các chỉ tiêu này phát triển qua nhiều năm như thế nào?

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CNC TRAPHACO

3.1 Định hướng phát triển công ty và yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty

Theo số liệu của Cục quản lý dược Việt Nam, thị trường dược phẩm Việt Nam là môi trường cạnh tranh của 304 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài, 174 doanh nghiệp nội địa sản xuất tân dược và 230 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược. Những cơ hội mà thị trường đầy tiềm năng này mang lại luôn hấp dẫn các doanh nghiệp dược mới gia nhập ngành và làm gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước. Bên cạnh đó cánh cửa hội nhập WTO cũng mở ra nhiều thách thức về cạnh tranh đối với ngành dược phẩm phẩm Việt Nam. Công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty đông dược Trung Quốc sau khi cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới được mở rộng.

Trong bối cảnh đó, công ty Cổ phần công nghệ cao Traphaco xác định con đường phát triển của mình là phải tiếp tục khẳng định vị thí là công ty sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w