Phân tích tìnhhình lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 37)

Lưu chuyển tiền tệ là quá trình mà dòng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được tạo ra (dòng tiền vào) và được sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp (dòng tiền ra).

Thông qua phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ, những người sử dụng thông tin biết được tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ đâu (hoạt động nào), mức độ bao nhiêu (quy mô) và tiền sử dụng vào đâu (chi tiêu). Đồng thời, những người sử dụng thông tin cũng biết được lý do tại sao có những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả mà vẫn phải đi vay tiền để thanh toán nợ, vẫn có thể bị rơi vào tình trạng phá sản vì không có tiền để trả nợ. Cũng thông qua việc phân tích các nhà quản lý có thể dự báo được khả năng tài chính và sự phát triển tài chính của doanh

nghiệp trong thời gian tới.

Nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ bao gồm: Đánh giá khái quát dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ, phân tích cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng tiền lưu chuyển thuần, phân tích khả năng thanh toán trong mối quan hệ với dòng lưu chuyển tiền thuần.

Đánh giá khái quát dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ

Đánh giá khái quát dòng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ được thực hiện bằng cách so sánh dòng tiền thuần lưu chuyển kỳ này và kỳ trước cả về số tuyệt đối và số tương đối.

Theo tác giả đánh giá khái quát dòng tiền lưu chuyển tiền thuần không chỉ dừng lại ở việc xem xét sự biến động về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà còn phải xem xét cả xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của dòng tiền lưu chuyển thuần.

Tốc độ tăng trưởng dòng tiền lưu chuyển thuần năm nghiên cứu

=

Dòng tiền lưu chuyển thuần năm nghiên cứu

X 100 Dòng tiền lưu chuyển thuần năm gốc

Để xác định nhịp điệu tăng trưởng của dòng tiền lưu chuyển thuần giữa các năm, nhà phân tích có thể sử dụng phép so sánh bằng số tương đối động thái liên hoàn như sau:

Tốc độ tăng trưởng dòng tiền lưu chuyển thuần

năm i so với năm i-1 =

Dòng tiền lưu chuyển thuần năm i

X 100 Dòng tiền lưu chuyển thuần năm (i-1)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng tiền lưu chuyển thuần

Dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ là tổng hợp của các dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Vì thế, mỗi một sự biến động về dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động sẽ tác động trực tiếp đến dòng tiền lưu chuyển thuần chung. Việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền thu chi theo từng hoạt động sẽ giúp cho người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về dòng tiền của doanh nghiệp, biết được các nguyên nhân ảnh

hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Đồng thời cũng biết được dòng tiền thuần của hoạt động nào là lớn nhất. Theo tác giả, trong các hoạt động của doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh là quan trọng nhất, vì thế để đảm bảo an ninh tài chính và sự phát triển bền vững đòi hỏi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh phải luôn dương, đối với dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính có thể âm ở một số giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Dòng tiền lưu chuyển thuần

trong kỳ

=

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

+

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Phân tích cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần

Cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ phản ánh tỷ trọng từng dòng tiền lưu chuyển thuần của mỗi hoạt động chiếm trong tổng số tiền thuần lưu chuyển. Hoạt động nào tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần càng lớn, tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần chiếm trong tổng số càng cao và ngược lại. Trường hợp dòng tiền lưu chuyển thuần của hoạt động mang lại “âm”, tỷ trọng tính ra sẽ mang dấu “ - ”, phản ánh dòng tiền thuần của hoạt động đó là <0 , tức là thu không đủ chi.

Tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần của từng

hoạt động

=

Dòng tiền lưu chuyển thuần của từng hoạt động trong kỳ

X 100 Tổng số tiền lưu chuyển thuần trong kỳ

Trong khi phân tích tỷ trọng các dòng tiền nhà phân tích nên kết hợp phân tích tỷ lệ giữa các dòng tiền và doanh thu tạo ra dòng tiền đó. Ta có công thức như sau

Khả năng chuyển hóa doanh

thu thuần thành tiền =

(Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh) x 100

Doanh thu thuần

Chỉ số này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần do bán hàng hóa trong kỳ, 34

doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng trong kỳ.

1.5.4 Phân tích các chỉ số tài chính

1.5.4.1 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Khả năng thanh toán cho biết mức độ các khoản nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn khoản nợ đó.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng nhất và được nhiều đối tượng quan tâm. Một doanh nghiệp dù có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, lợi nhuận thu được lớn nhưng vẫn có nguy cơ phá sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tại một thời điểm.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được chia thành hai loại: khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn, tuy nhiên các nhà phân tích thường quan tâm đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hơn vì nếu doanh nghiệp không trang trải được các khoản nợ ngắn hạn thì tương lai các khoản nợ dài hạn cũng khó được trang trải.

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sử dụng một số hệ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp như sau:

Đánh giá khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh

toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán chung nhất, nó thể hiện mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp hiện tại có đủ để trang trải hết tổng số nợ của doanh nghiệp hay không? Nếu tỷ số này lớn hơn một càng nhiều càng thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ số này bằng một thể hiện doanh nghiệp phải bán hết tài sản mới có thể trang trải hết số nợ của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn một nghĩa là cho dù doanh nghiệp bán hết tài sản cũng không thể thanh toán hết nợ, các chủ nợ sẽ bị mất một phần khoản cho doanh

nghiệp vay.

Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết mức độ trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng một cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp bình thường. Tỷ số này càng lớn càng thể hiện khả năng thanh toán dồi dào của doanh nghiệp và ngược lại.

Khả năng thanh toán

hiện hành =

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Đây là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, phản ánh mức độ các khoản nợ ngắn hạn của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng bao nhiêu lần các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một thời gian tương đương với thời hạn của khoản nợ đó. Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán hết các khoản nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định. Nếu tỷ số này quá lớn nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi, phải thu khách hàng, hàng tồn kho. Khi đó, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn để nhà phân tích kết luận xem doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả không. Tỷ số này nhỏ hơn một nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoạt động tài chính của doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu không lành mạnh

Khả năng thanh

toán nhanh =

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa các tài sản có thể quay vòng nhanh với các khoản nợ ngắn hạn. Các tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền là: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (hàng tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn cả trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán nên không được tính vào tỷ số này.

Khả năng thanh

toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ đến hạn

Nợ đến hạn ở đây là các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến hạn trả nợ. Tuỳ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà các doanh nghiệp có tỷ số khả năng thanh toán tức thời khác nhau. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá thấp thì các doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn trong thanh toán, còn nếu tỷ số này quá cao thì cũng không tốt vì lúc đó tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Khả năng thanh

toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay thể hiện số tiền doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu tỷ số này lớn càng lớn hơn một càng thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và thể hiện doanh nghiệp hoạt động có lãi. Ngược lại, nếu tỷ số này nhỏ hơn một thể hiện doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khoản thu nhập nhận được không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Nếu tỷ số này bằng một nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận bằng không, thu nhập chỉ đủ bù đắp chi phí.

Khả năng thanh toán dài hạn

Việc phân tích khả năng thanh toán dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch trả nợ đúng hạn, tăng uy tín của doanh nghiệp, lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng tỷ số sau để phân tích:

Khả năng thanh toán của tài

sản dài hạn đối với nợ dài hạn =

Tài sản dài hạn Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp cho các chủ nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn và ngược lại nếu tỷ số này nhỏ hơn một, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ dài hạn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này có giá trị quá lớn, cụ thể là tài sản dài hạn lớn hơn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, doanh nghiệp đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và rất có thể đang lâm vào trình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 37)