Phân tích khái quáttình hình biến động, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn của doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 28)

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, trên bảng cân đối kế toán chúng ta có thể biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản. Từ Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp: phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích vốn lưu động thường xuyên,…

1.5.1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệpvốn của doanh nghiệp vốn của doanh nghiệp

Mục tiêu của việc phân tích khái quáttình hình, cơ cấu tài sản và nguồn vốn là nghiên cứu biến động, kết cấu của tài sản và nguồn vốn, cụ thể là nghiên cứu số lượng và tỷ trọng của mỗi loại tài sản (hoặc nguồn vốn)trong tổng số tài sản (hoặc nguồn vốn) cũng như sự biến động của chúng qua các thời kỳ.

Trên cơ sở số liệu từ bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính, nhà phân tích sẽ xác định số lượng và tỷ trọng của từng loại tài sản (hoặc từng loại nguồn vốn) so với tổng số tài sản (hoặc tổng số nguồn vốn) tại các thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong

tổng số nguồn vốn

=

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

X 100 Tổng nguồn vốn Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản =

Giá trị của từng bộ phận tài sản

X 100 Tổng tài sản

Cuối cùng, nhà phân tích tiến hành đánh giá thực trạng về tài sản (hoặc nguồn vốn) của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định của doanh nghiệp và ngành qua những thời điểm phân tích.

Nhà phân tích có thể sử dụng bảng phân tích kết cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh như sau:

Bảng 1.1: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn (tài sản) của doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Số tuyệt đối Số tương đối I. Tài sản (Nguồn vốn)

(Các chỉ tiêu chi tiết)

…… …….

…….

Tổng cộng 100 100

Từ bảng phân tích trên, nhà phân tích và người sử dụng kết quả phân tích có thể thấy rõ được tài sản (hoặc nguồn vốn) của doanh nghiệp được kết cấu cụ thể bằng các khoản mục nào, với tỷ trọng bao nhiêu, và tình hình tăng (hoặc giảm) chi tiết của từng khoản mục theo số lượng và tốc độ tăng tại thời điểm cuối kỳ so với thời điểm đầu kỳ.

Thông qua việc so sánh các khoản mục, nhà phân tích thấy được cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thấy được mức độ biến động về khối lượng, quy mô của các khoản mục, xu hướng phát triển… từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ngoài việc phân tích sự biến động, đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn, nhà phân tích nên sử dụng thêm chỉ tiêu sau

Hệ số nợ so

với vốn chủ sở hữu =

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một 24

đồng tài sản tài trợ bằng VCSH thì tương đương với bao nhiêu đồng nợ. Hệ số nợ so

với tài sản =

Nợ phải trả Tài sản

Chỉ tiêu này cho biết: Doanh nghiệp đã dùng bao nhiêu nợ phải trả để tài trợ cho 1 đồng giá trị tài sản. Hệ số này càng cao cho biết mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn.

Hệ số tài sản so

với VCSH =

Tài sản Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng VCSH của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng giảm qua các năm và tiến dần đến gần 1 thì mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w