Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 62)

Phân tích tình hình biến động, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

* Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản

Căn cứ vào số liệu của Bảng cân đối kế toán, công ty có các bảng phân tích tình hình biến độngtài sản như sau:

Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản năm 2010

(Đơn vị: nghìn đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền Tốc độ %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 51.697.814 76.599.079 24.901.265 48,17

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 7.408.303 11.621.930 4.213.627 56,88

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.952.807 28.766.837 19.814.030 221,32

1. Phải thu của khách hàng 4.535.573 21.160.684 16.625.111 366,55

2. Trả trước cho người bán 1.542.229 2.015.361 473.132 30,68

3. Các khoản phải thu khác 2.875.005 5.590.792 2.715.787 94,46

III. Hàng tồn kho 33.401.047 31.919.418 -1.481.629 -4,44 IV. Tài sản ngắn hạn khác 1.935.657 4.290.894 2.355.237 121,68 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 78.256.900 79.253.117 996.217 1,27 I. Tài sản cố định 77.990.037 79.253.117 1.263.080 1,62 1. Tài sản cố định 77.443.707 79.253.117 1.809.410 2,34 - Nguyên giá 95.750.237 104.828.624

- Giá trị hao mòn lũy kế -18.306.530 -25.575.507

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 546.330 0 -546.330 -100

II. Tài sản dài hạn khác 266.863 0 -266.863 -100

1. Chi phí trả trước dài hạn 266.863 0 -266.863 -100

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 129.954.714 155.852.196 25.897.482 49,44

(Nguồn:Phòng Tài chính công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco) Công việc phân tích tình hình biến động tài sản và cơ cấu tài sản của công ty được lấy dữ liệu từ bảng cân đối kết quả kinh doanh cuối mỗi năm. Khi đó, cán bộ phân tích tài chính của công ty tiến hành phân tích tình hình biến động và cơ cấu

của tài sản theo số liệu của năm cần phân tích so với số liệu của năm trước đó để thấy được quy mô thay đổi của các chỉ tiêu chi tiết của từng loại tài sản. Việc phân tích cơ cấu của tài sản chỉ dừng lại ở việc tính toán tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng số tài sản chứ chưa phân tích đi sâu vào tỷ trọng của từng loại tài sản nhỏ. Cụ thể, công ty phân tích như sau:

Năm 2010

Theo bảng số liệu 2.1 và bảng số liệu 2.2 được trích từ Báo cáo phân tích tình hình tài chính của công ty cho thấy: năm 2010, tổng giá trị tài sản của công ty là 155.182.196 nghìn đồng, trong đó tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định) là 79.253.177 chiếm 50,85%, điều này phản ánh thực tế công ty trong năm thứ 4 đi vào hoạt động vẫn chú trọng đầu tư vào tài sản cố định nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Hầu hết các khoản mục tài sản của công ty năm 2010 đều tăng so với năm 2009 trừ các khoản mục: hàng tồn kho, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, trả trước dài hạn.

Năm 2010, giá trị tài sản ngắn hạn là 76.599.079 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 49,15% chủ yếu bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn (có giá trị là 28.766.837) và hàng tồn kho (có giá trị là 31.919.418 nghìn đồng). So sánh với năm 2009 ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng từ 39,78% lên tới 49,15%, trong khi tỷ trọng của tài sản dài hạn lại giảm từ 60,22% năm 2009 xuống còn 50,85% năm 2010. Nhìn vào bảng tính tình hình biến động tài sản năm 2010 ta thấy tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm xuống không có nghĩa là giá trị của tài sản dài hạn bị giảm mà do tài sản dài hạn năm 2010 tăng không nhiều trong khi tài sản ngắn hạn lại tăng khá lớn so với năm 2009. Cụ thể: giá trị của tài sản dài hạn của công ty năm 2010 tăng 996.217 nghìn đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng là 1,27% trong khi giá trị tài sản ngắn hạn năm 2010 lại tăng 24.901.265 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng là 48,17 %.

Tài sản ngắn hạn tăng nhiều là do các loại tài sản ngắn hạn hầu như đều tăng (trừ hàng tồn kho giảm), đặc biệt là khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 (tốc độ tăng là 221,32%). Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

năm 2010 tăng cao so với năm 2009 là do công ty đã đi vào hoạt động ổn định hơn nên bán hàng nhiều hơn làm khoản phải thu của khách hàng năm 2010 tăng 16.625.111 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng 366,55%. Các khoản phải thu khác tăng 2.715.787 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 94,46% chủ yếu là khoản phải thu về tiền khen thưởng, phúc lợi đã chi nhưng chưa quyết toán. Khoản mục hàng tồn kho của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 là 1.481.629 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm 4,44 % là do cuối năm công ty thúc đẩy bán hàng nên thành phẩm trong kho giảm mạnh, trong khi nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang tăng không lớn. Tài sản ngắn hạn khác năm 2010 tăng 2.355.237 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 121,68% là do thuế thu nhập của doanh nghiệp được cơ quan thuế quyết định hoàn lại cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp thuộc diện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Năm 2010, tài sản dài hạn của công ty tăng 996.217 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 1,27% là do năm 2010 tài sản cố định tăng lên 1.809.410 nghìn đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng 2,34% trong khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang và chi phí trả trước dài hạn giảm lần lượt là 546.330 nghìn đồng và 226.863 nghìn đồng so với năm 2009. Tài sản cố định tăng là do công ty mua thêm máy móc thiết bị mới để hoàn thiện dây chuyền sản xuất thuốc nang mềm và cải tiến dây chuyền sản xuất thuốc viên nén. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm 2010 giảm bằng không là do công ty đã hoàn tất các xây dựng cơ bản dở dang của năm 2009. Đồng thời, năm 2010, công ty cũng kết chuyển hết khoản chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2009-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 39,78 49,15 60,37 62,41

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 60,22 50,85 39,63 37,59

Tổng cộng % 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng Tài chính công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco)

Năm 2011

Theo số liệu bảng 2.2 và bảng 2.3: Năm 2011, tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm so với năm 2010 (từ 50,85% năm 2010 xuống còn 39,63% năm 2011), tỷ

trọng của tài sản ngắn hạn tăng từ 49,15% năm 2010 lên 60,37% năm 2011.

Tài sản ngắn hạn của công ty tăng năm 2011 so với năm 2010 là do các khoản mục: hàng tồn kho tăng 19.044.113 nghìn đồng với tốc độ tăng 59,66%, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 24.209.177 nghìn đồng với tốc độ tăng là 134,77%. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010 giảm 2.035.736 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 17,52 %. Các tài sản ngắn hạn khác giảm so với năm 2010 là 3.804.104 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 88,66%.

Bảng 2.3: Tình hình biến động tài sản năm 2011

(Đơn vị: nghìn đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm 2011 so với 2010

Số tiền Số tiền Số tiền Tốc độ

%

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 76.599.079 114.012.529 37.413.450 48,84

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.621.930 9.586.194 -2.035.736 -17,52

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 28.766.837 52.976.014 24.209.177 84,16

1. Phải thu của khách hàng 21.160.684 49.678.868 28.518.184 134,77

2. Trả trước cho người bán 2.015.361 3.291.097 1.275.736 63,30

3. Các khoản phải thu khác 5.590.792 6.049 -5.584.743 -99,89

III. Hàng tồn kho 31.919.418 50.963.531 19.044.113 59,66 IV. Tài sản ngắn hạn khác 4.290.894 486.790 -3.804.104 -88,66 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 79.253.117 74.834.104 -4.419.013 -5,58 I. Tài sản cố định 79.253.117 74.402.460 -4.850.657 -6,12 1. Tài sản cố định 79.253.117 73.614.847 -5.638.270 -7,11 - Nguyên giá 104.828.624 108.212.755 - Giá trị hao mòn lũy kế -25.575.507 -34.597.908

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 787.613 787.613

II. Tài sản dài hạn khác 431.644 431.644

1. Chi phí trả trước dài hạn 431.644 431.644

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 155.852.196 188.846.633 32.994.437 21,17

(Nguồn:Phòng Tài chính công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco)

Hàng tồn kho của công ty tăng năm 2011 là do nguyên vật liệu được công ty chủ trương dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng, thành phẩm tồn kho tăng. Các khoản phải thu tăng là do khách hàng chưa trả tiền hàng, do công ty tiến hành trả trước cho nhà cung cấp. Khoản phải thu khác giảm là do khoản khen thưởng phúc lợi chi trước đã được quyết toán.

Tài sản dài hạn của công ty giảm năm 2011 so với năm 2010 là 4.419.013 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm 5,58 % là do giá trị tài sản cố định năm 2011 giảm so với năm 2010. Giá trị tài sản cố định năm 2011 giảm so với năm 2010 là 5.638.270 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm 7,11% là khấu hao tài sản cố định. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng năm 2011 so với năm 2010 là do công ty tiến hành mua sắm tài sản cố định về đang lắp đặt.

Năm 2012

Từ bảng số liệu 2.4, ta thấy tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11.212.979 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 5,94 %. Tổng tài sản năm 2012 tăng là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng.

Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 10.583.496 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 9,52%. Năm 2012, các khoản mục tài sản ngắn hạn có sự biến đổi khác biệt so với năm trước thể hiện ở khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, khoản mục phải thu ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng 19.049.453 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 198,72% là do vào thời điểm cuối năm, công ty thu được tiền hàng từ khách hàng. Chính nguyên nhân này làm cho khoản phải thu của khách hàng năm 2012 giảm xuống so với năm 2011 là 26.679.292 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm 53,7%. Hàng tồn kho năm 2012 tăng lên 10.081.430 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng 19,78% là do thành phẩm tồn kho tăng lên và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên.

Tài sản dài hạn năm 2012 tăng lên 532.141 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 0,72% là do tài sản cố định tăng lên. Tài sản cố định năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 568.283 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 0,77% là do giá trị của máy móc thiết bị mua thêm lớn hơn chi phí khấu hao tài sản trong năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn trong năm 2012 của công ty đều giảm so với năm 2011 với giá trị tương ứng giảm là 36.142 nghìn đồng và 172.658 nghìn đồng.

(Đơn vị: nghìn đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 2012 so với 2011

Số tiền Số tiền Số tiền Tốc độ

% A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 114.012.529 124.866.025 10.853.496 9,52

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 9.586.194 28.635.647 19.049.453 198,72

II. Các khoản phải thu ngắn

hạn 52.976.014 33.842.950 -19.133.064 -36,12

1. Phải thu của khách hàng 49.678.868 22.999.576 -26.679.292 -53,70

2. Trả trước cho người bán 3.291.097 10.743.491 7.452.394 226,44

3. Các khoản phải thu khác 6.049 99.883 93.834 1.551,23

III. Hàng tồn kho 50.963.531 61.044.961 10.081.430 19,78 IV. Tài sản ngắn hạn khác 486.790 1.342.467 855.677 175,78 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 74.834.104 75.193.587 359.483 0,48 I. Tài sản cố định 74.402.460 74.934.601 532.141 0,72 1. Tài sản cố định 73.614.847 74.183.130 568.283 0,77 - Nguyên giá 108.212.755 116.533.725

- Giá trị hao mòn lũy kế -34.597.908 -42.350.595

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 787.613 751.471 -36.142 -4,59

II. Tài sản dài hạn khác 431.644 258.986 -172.658 -40,00

1. Chi phí trả trước dài hạn 431.644 258.986 -172.658 -40,00

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 188.846.633 200.059.612 11.212.979 5,94

(Nguồn:Phòng Tài chính công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco)

Như vậy, qua tài liệu phân tích cơ cấu tài sản và tình hình biến động của tài sản của công ty cho thấy hoạt động của công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định. Tỷ trọng của tài sản cố định giảm xuống qua các năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng là đặc trưng của doanh nghiệp khi mới bắt đầu đi vào hoạt động. Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên công ty khá chú trọng đến việc trang bị tài sản cố định cho hoạt động, hầu như các máy móc thiết bị đều được trang bị mua mới. Cơ cấu tài sản của công ty khá đơn giản cho thấy ngoài việc tập trung hoạt động sản xuất thì công ty không tập trung vào các hoạt động khác nữa.

* Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn

Trên cơ sở nguồn vốn được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, nhân viên 62

phòng Tài chính lập bảng “Phân tích tình hình nguồn vốn” và tính các tỷ số về cơ cấu nguồn vốn để phân tích. Cụ thể, nội dung phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau:

Theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã được kiểm toán, phòng Tài chính lập bảng phân tích tình hình nguồn vốn năm 2012 của công ty.

Từ Bảng 2.5 và bảng 2.6 ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 là 200.059.612 nghìn đồng, đã tăng so với năm 2011 là 11.212.789 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 5,94%. Tổng nguồn vốn của công ty tăng là do giá trị nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng lên với giá trị tăng lớn hơn giá trị giảm của nợ phải trả. Cụ thể ở từng khoản mục nguồn vốn như sau:

Nợ phải trả: Theo báo cáo thì trong năm 2012, giá trị nợ phải trả của công ty đã giảm đi 13.775.937 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 11,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến thời điểm cuối năm, giá trị nợ phải trả của công ty là 101.836.835 nghìn đồng, chiếm 50,9 % tổng nguồn vốn.Trong đó, nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 10.424.513 nghìn, tương ứng với tốc độ giảm là 9,35 %. Nợ ngắn hạn trong năm của công ty giảm chủ yếu là do các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 3.225.513 nghìn đồng và công ty thực hiện chính sách tăng cường thanh toán cho nhà cung cấp làm khoản Phải trả người bán giảm 6.945.023 nghìn đồng so với năm 2011, với tốc độ giảm là 21,08%. Vay và nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.787.908 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng 3,12% là do công ty tiến hành vay tiền từ các cá nhân nhiều hơn.

Nợ dài hạn năm 2012 còn 740.000 nghìn đồng, giảm 3.351.424 nghìn đồng so với năm 2011, với tốc độ giảm tương ứng là 81,91%. Nợ dài hạn giảm là do công ty đã tiến hành thanh toán gần hết các khoản nợ dài hạn vay ngân hàng đã vay từ các năm trước và không có nhu cầu vay thêm. Tỷ trọng nợ dài hạn năm 2012 chỉ còn chiếm 0,37% tổng nguồn vốn. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể trong năm 2012 trong khoản mục nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn).

Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 24.988.916 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng 34, 12 %. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên so với năm 2011, cụ thể, năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 49,1% tổng nguồn vốn trong khi năm 2011 tỷ trọng này là 38, 78%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên là do vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi tăng so với năm 2011,số tăng này lớn hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm. Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 28.060.320 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng 80% là do hai đợt tăng vốn chủ sở hữu do công ty phát hành thêm cổ phiếu. Quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển tăng là do việc trích lập các quỹ từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w