Phân tích tìnhhình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 31)

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là xem xét việc cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, mối quan hệ này thể hiện tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Khi tiến hành phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có hai quan điểm: phân tích theo quan điểm luân chuyển vốn và phân tích theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ.

Theo quan điểm luân chuyển vốn: Khi bắt đầu thành lập, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay để đầu tư hình thành lên các tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đó, trong quá trình hoạt động, tài sản của doanh nghiệp còn được hình thành từ nguồn vốn chiếm dụng của đối tượng khác (các

khoản nợ khác ngoài nợ vay hay nguồn vốn trong thanh toán). Đồng thời trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng có một phần vốn bị các đối tượng khác chiếm dụng (nợ phải thu hay tài sản trong thanh toán). Như vậy, ta có phương trình:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay + Nguồn vốn trong thanh toán = Tài sản hoạt động kinh doanh + Tài sản trong thanh toán Hay Vốn chủ sở hữu + Vốn vay - Tài sản hoạt động kinh doanh = Tài sản trong thanh toán + Nguồn vốn trong thanh toán

Vế trái của phương trình trên thể hiện sự chênh lệch giữa số vốn đầu tư với các tài sản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số chênh lệch này dương thể hiện doanh nghiệp đang thừa vốn và bị các đối tượng khác chiếm dụng (tài sản thanh toán > nguồn vốn thanh toán). Ngược lại nếu số chênh lệch này âm thể hiện doanh nghiệp thiếu vốn nên phải đi chiếm dụng vốn của đối tượng khác

Trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu vào quan điểm thứ hai, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ.

Một doanh nghiệp muốn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và an toàn thì phải có thực lực về vốn để thực thi các kế hoạch, chiến lược kinh doanh đã đề ra. Do vậy, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung cần thiết không thể thiếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài sản của một doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Hai loại tài sản này được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn đều có thời hạn 1 năm trở xuống.

Tài sản ngắn hạn thể hiện trên bảng cân đối kế toán bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, và các tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ…). Tài sản dài hạn bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các bất

động sản đầu tư, các đầu tư tài chính và các tài sản dài hạn khác.

Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm, nó bao gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn (vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…)

Vốn dài hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó bao gồm vốn chủ sở hữu, các khoản vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn khác.

Theo quan điểm này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên (vốn lưu động thường xuyên) là nguồn tài trợ được doanh nghiệp liên tục sử dụng, và tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài (trên 1 năm), bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay và nợ dài hạn (không bao gồm khoản vay và nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 1 năm), nó bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động…

Dưới góc độ này, cân bằng tài chính lại được thể hiện qua đẳng thức sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời

Có thể khái quát cân bằng tài chính của doanh nghiệp theo góc độ ổn định nguồn tài trợ theo bảng sau:

Bảng 1.3: Tài sản và nguồn tài trợ tài sản Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn

- Tiền và các khoản tương đương tiền

- Đầu tư tài chính ngắn hạn - Phải thu ngắn hạn - Vay và nợ ngắn hạn - Các khoản vay và nợ quá hạn Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn 28

- Hàng tồn kho

- Tài sản ngắn hạn khác - Các khoản chiếm dụng bất

hợp pháp

Tài sản dài hạn

- Phải thu dài hạn - Tài sản cố định - Bất động sản đầu tư - Đầu tư tài chính dài hạn - Tài sản dài hạn khác - Vốn chủ sở hữu -Vay và nợ dài hạn - Phải trả dài hạn khác Nguồn tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ thường xuyên trước hết được dùng để đầu tư hình thành tài sản dài hạn của doanh nghiệp, phần còn lại của nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời được đầu tư để hình thành tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn). Vốn lưu động thường xuyên là khoản chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn tài trợ tạm thời, hay giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn.

Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn Mức độ an toàn của tài sản phụ thuộc vào vốn lưu động thường xuyên. Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta cần tính toán vốn lưu động thường xuyên. Ý nghĩa của vốn lưu động thường xuyên như sau:

Vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không chứng tỏ tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn tài trợ tạm thời, hay một phần thừa ra của nguồn tài trợ thường xuyên sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp tự chủ về vốn tốt, không bị sức ép về các khoản công nợ, có tình trạng cân bằng tài chính ổn định bền vững (dương)

Vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn không chứng tỏ một phần của tài sản dài hạn được đầu tư bản nguồn tài trợ tạm thời, tài sản ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ, vay ngắn hạn và vay đến hạn trả. Điều này

chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng áp lực về thanh toán các khoản nợ, khiến trạng thái cân bằng tài chính xấu (âm)

Vốn lưu động thường xuyên bằng không chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên vừa đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cán cân tài chính của doanh nghiệp cân bằng.

Ngoài ra, nhà phân tích còn sử dụng công thức nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:

Nhu cầu vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường xuyên =

Tồn kho và các

khoản phải thu - Nợ ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn không, tức là vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để tào trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên, nhà phân tích tính toán thêm các chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ

thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ thường xuyên cho biến so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần, giá trị hệ số này càng cao thì tính cân bằng tài chính càng tốt và ngược lại.

Hệ số tài trợ

tạm thời =

Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần, hệ số này có giá trị càng cao thì tính cân bằng tài chính càng xấu và

ngược lại

Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ thường xuyên =

Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên thì vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần, hệ số này càng cao thì tính độc lập, tự chủ về tài chính càng lớn hay cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại

Hệ số nguồn tài trợ thường

xuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn

Hệ số này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên, hệ số này càng lớn hơn một chứng tỏ tính ổn định, bền vững của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Ngoài ra, nhà phân tích có thể sử dụng kết hợp với các chỉ số sau đây để tiến hành phân tích:

Hệ số nợ so

với tài sản =

Nợ phải trả Tài sản

Chỉ tiêu này cho biết: Doanh nghiệp đã dùng bao nhiêu nợ phải trả để tài trợ cho 1 đồng giá trị tài sản. Hệ số này càng cao cho biết mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn.

Hệ số tài sản so

với VCSH = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng VCSH của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng giảm qua các năm và tiến dần đến gần 1 thì mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Trang 31)