Xác định kích thước mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc phương pháp ước lượng sử dụng. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML3 thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1983), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) hay 15 mẫu cho một biến (Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên Hùng, 2007). Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu) (Nguyễn Viết Lâm, 2007).
Theo kinh nghiệm, nguyên tắc chọn mẫu là = số biến * 5 là số mẫu tối thiểu. Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu này là 210 (42 biến * 5). Tuy nhiên, vì tình hình thực tế của người dân đã từng và đang tham gia giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Thành phố và để giúp cho nghiên cứu có cái nhìn tổng quát nhất về mức độ hài lòng của người dân. Vì vậy, tác giả đã phát ra 300 bảng câu hỏi thu được 250 mẫu, đạt yêu cầu đạt 83,3%.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu được mô tả theo các đặc trưng như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập như sau:
Giới tính
Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính
Đvt: mẫu
Giới tính Số Tỷ lệ
Nam 123 49,2
Nữ 127 50,8
Tổng 250 100,0
Trong 250 mẫu nghiên cứu, có 123 mẫu giới tính Nam (49,2%), 127 mẫu giới tính Nữ (50,8%).
Tuổi
Bảng 4.2: Bảng phân bố mẫu độ tuổi
Đvt: mẫu Độ tuổi Số Tỷ lệ D Dưướớii2255 23 9,2 Từ 25 đến 35 93 37,2 Từ 36 đến 45 96 38,4 T Trrêênn 45 38 15,2 Tổng 250 100,0
Nhìn vào bảng phân bố mẫu theo độ tuổi, số người dân dưới 25 tuổi là 23 người (chiếm 9,2%), từ 25 đến 35 tuổi là 93 người (chiếm 31,2%), số người dân từ 36 đến 45 tuổi được điều tra là 96 người (chiếm 38,4 %), số người dân trên 45 tuổi là 38 người chiếm 15,2 %.
Trình độ học vấn
Bảng 4.3: Bảng phân bố mẫu theo trình độ học vấn
Đvt: mẫu Trình độ học vấn Số Tỷ lệ Phổ thông 12 4,8 Trung cấp 40 16 Cao đẳng 90 36,0 Đại học 78 31,2 Trên đại học 30 12 Tổng 250 100,0
Trong 250 mẫu nghiên cứu, có: 12 mẫu có trình độ phổ thông (4,8%); 40 mẫu có trình độ trung cấp (16%); 90 mẫu có trình độ cao đẳng (36,0%); 78 mẫu đại học (31,2%), 30 mẫu trên đại học (12%).
Nghề nghiệp
Bảng 4.4: Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp
Đvt: mẫu
Nghề nghiệp Số Tỷ lệ
Học sinh, Sinh viên 7 2,8
Công nhân 32 12,8
Cán bộ, Công chức, Viên chức 80 32
Kinh doanh, buôn bán 50 20
Lao động tự do 32 12,8
Hưu trí 49 19,6
Tổng 250 100,0
Trong 250 mẫu nghiên cứu, có 7 mẫu là học sinh, sinh viên (2,8%), 32 công nhân (12,8%), 80 mẫu là thành phần cán bộ, công chức, viên chức (32%), 50 mẫu là thành phần kinh doanh, buôn bán (20%), 32 mẫu là lao động tự do (12,8%); 49 mẫu hưu trí (19,6%).
Thu nhập
Bảng 4.5: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập
Đvt: mẫu
Thu nhập Số Tỷ lệ
Dưới 3 triệu 27 10,8
Từ 3 triệu đến dưới 6 triệu 106 42,4 Từ 6 triệu đến 10 triệu 72 28,8
Trên 10 triệu 45 18
Tổng 250 100,0
Trong 250 mẫu nghiên cứu, có 27 mẫu thu nhập dưới 3 triệu (10,8%), 106 mẫu thu nhập từ 3 triệu đến dưới 6 triệu (42,4%), 72 mẫu thu nhập từ 6 triệu đến 10 triệu (28,8%), 45 mẫu thu nhập trên 10 triệu (18%).
Thủ tục hành chính cần giải quyết
Bảng 4.6 : Bảng phân bố mẫu thủ tục hành chính cần giải quyết
Đvt: mẫu
Lĩnh vực thủ tục hành chính Số Tỷ lệ
Chủ quyền nhà, đất 119 47,6
Tư pháp 19 7,6
Giấy phép xây dựng và kinh doanh 112 44,8
Tổng 250 100,0
Trong 250 mẫu nghiên cứu có 119 người được phỏng vấn có TTHC liên quan đến lĩnh vực chủ quyền nhà đất, chiếm 47,6%; 19 người có TTHC liên quan đến lĩnh vực xin Tư pháp, chiếm 7,60% và 112 người có TTHC liên quan đến lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng và kinh doanh, chiếm 44,8%. Đa số người dân có nhu cầu giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực chủ quyền nhà đất và xin cấp phép xây dựng và kinh doanh.
Do không có thống kê cụ thể về tổng thể người dân đến làm thủ tục hành chính tại UBND TP Vinh, tác giả đã trao đổi các đặc trưng của mẫu này với các lãnh đạo và cán bộ phụ trách bộ phận một cửa tại UBND TP Vinh và họ đều cho rằng đặc trưng trên của mẫu tương đối phù hợp với đặc trưng của tổng thể.