Thảo luận chung

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 91)

Nghiên cứu này bắt đầu từ cơ sở về các lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ công, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, Mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ. Tác giả đã tham khảo rất nhiều các mô hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ công nói riêng. Nghiên cứu này kế thừa rất nhiều kiến thức từ các nhà lý thuyết và các nghiên cứu trước. Để thấy rõ được các kết quả đạt được. Điểm phát triển và điểm mới của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây về dịch vụ công tác giả tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước.

Đây là nghiên cứu thứ ba áp dụng mô hình Lê Dân (2011) để đo lường sự hài lòng đối với chất lượng dịch công trong thực tiễn. Nghiên cứu đầu tiên do Hồ Lê Tấn Thanh (2014) tiến hành tại UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa và nghiên cứu của Chế Việt Phương (2014) được tiến hành tại UBND TX Cửa Lò, Nghệ An. Nghiên cứu của tác giả kế thừa hoàn toàn mô hình nghiên cứu của Lê Dân (2011) với 7 nhân tố tác động. Dựa vào nội dung nghiên cứu của Lê Dân (2011), cùng với nghiên cứu của Hồ Lê Tân Thanh (2014) và Chế Việt Phương (2014) tác giả tiến hành xây dựng mục hỏi của các thang đo có kế thừ một số mục hỏi của nghiên cứu Chế Việt Phương và Hồ Lê Tân Thanh. Quá trình nghiên cứu định tính tác giả đã thiết kế nghiên cứu rất cẩn thận, tỷ mỉ từ bảng hỏi dành cho các chuyên gia, bảng thảo luận với lãnh đạo và cán bộ quản lý để đưa ra bảng câu hỏi chính thức với những nhân tố phù hợp nhất

nhằm mục đích đánh giá chính xác nhất mức độ hài lòng của người dân tại UBND TP Vinh. Việc thiết kế nghiên cứu của Hồ Lê Tấn Thanh (2014) theo tác giả là còn sơ sài, chưa kỹ lưỡng nên trong quá trình phân tích dữ liệu, có rất nhiều biến rác.

Nghiên cứu của Hồ Lê Tấn Thanh sau khi phân tích EFA đã chỉ ra 5 nhân tố chính (Cơ chế giám sát, góp ý; Quy trình, thời gian làm việc và lệ phí; Cán bộ công chức; Cơ sở vật chất; Công khai công vụ) với 36 chỉ báo để đo lường. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của người dân đối với nhân tố Thủ tục, quy trình làm việc và Lệ phí có tác động lớn nhất, tiếp theo là nhân tố Công khai công vụ, tiếp theo là nhân tố Cơ chế giám sát góp ý, kế tiếp là nhân tố Cán bộ công chức và nhân tố Cơ sở vật chất có tác động thấp nhất. Trong nghiên cứu của tác giả, sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA và kiểm dịnh mô hình hồi quy đã chỉ ra 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa tại UBND TP Vinh bao gồm: Cán bộ công chức; Cơ sở vật chất; Công khai công vụ; Cơ chế giám sát góp ý; Phí và lệ phí. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả có một số điểm tương đồng về các nhân tố tác động. Có nhân tố mới tác động tới sự hài lòng của người dân đó là nhân tố Phí và Lệ phí, như vậy nhân tố phí và lệ phí có tác động tới sự hài lòng của người dân.

Nghiên cứu của Chế Việt Phương tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 7 thành phần tác động tới sự hài lòng của người dân theo mô hình của Lê Dân có tương đồng với tác giả. Nhưng các mục hỏi trong thang đo tác giả đã kế thừa chủ yếu từ nghiên của Đỗ Văn Cường (2012). Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: tại UBND thị xã Cửa Lò hiện nay, để tạo nên sự hài lòng của người dân có 5 thành phần. Trong đó Thủ tục, quy trình và thời gian làm việc được thừa nhận là vấn đề quan trọng nhất tác động lớn nhất đến sự hài lòng của người dân (β’ = 0.338), vượt trội hơn so với ảnh hưởng của các nhân tố khác: Công khai công vụ (β’ = 0.252); Cán bộ công chức (β’ = 0.247); Cơ sở vật chất (β’ = 0.128); Cơ chế giám sát góp ý (β’ = 0.127). Như vậy, kết quả này có sự khác biệt với tác giả khi mà. Theo nghiên cứu của Chế Việt Phương Phí và lệ phí không có tác động tới sự hài lòng của người dân. Trong khi đó thang đo thủ tục, quy trình vầ thời gian làm việc có tác động mạnh nhất. Điều này trái ngược với kết quả của tác giả, Khi mà nhân tố thủ tục, quy trình và thời gian làm việc không có tác động tới sự hài lòng của người dân. Do nghiên cứu này ở địa bàn thành phố nên kết quả này được lý giải bởi các nguyên nhân: (i) người dân thường xuyên bận rộn và rất có ý thức tiết kiệm thời gian, (ii) người dân có trình độ văn hóa tương đối tốt nên thường có ý thức tìm hiểu rõ thủ tục, quy trình…

Nghiên cứu tiếp theo về dịch vụ công đó là của Châu Đạm Trinh (2012), nghiên cứu vấn đề “Đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ bồi thường giải phóng mặt bằng: Tình huống lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang”. Tác giả đưa ra mô hình đề xuất gồm có 7 nhân tố: (1) Độ tin cậy; (2) Sự phản hồi; (3) Sự cảm thông; (4) Sự đảm bảo; (5) Phương tiện hữu hình; (6) Chất lượng dịch vụ; (7) Giá cả. Mô hình nghiên cứu của tác giả dựa chủ yếu vào mô hình truyền thống SERVQUAL của parasunaman (1985), một mô hình nghiên cứu đánh giá về chất lượng dịch vụ. Sau khi kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm định của mô hình EFA, nhận diện còn lại 6 nhân tố khác với mô hình đề xuất ban đầu như: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) Sự phản hồi; (4) Sự đảm bảo; (5) Sự cảm thông; (6) Giá cả. Như vậy kết quả nghiên cứu của Châu Đạm Trinh có tương đồng với tác giả khi sự cảm nhận về giá cả (phí và lệ phí) của người dân có tác động tới sự hài lòng của người dân, khi sử dụng dịch vụ công.

Một nghiên cứu khác gần đây nữa là của Đỗ Văn Cường (2011). Tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang”. Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước về sự hài lòng và CLDV tiến hành thảo luận và khảo sát thử với các chuyên gia đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, đưa ra mô hình đề xuất gồm có 7 nhân tố: (1) Cơ sở vật chất; (2) Tính minh bạch; (3) Năng lực phục vụ; (4) Sự đáp ứng; (5) Độ tin cậy; (6) Công bằng, dân chủ; (7) Sự cảm thông. Như vậy, nghiên cứu của Đỗ Văn Cừng chủ yếu dựa vào mô hình SERVQUAL để xây dựng vơi 5 thành phần tác động. Sau khi kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm định của mô hình EFA, nhận diện có 7 nhân tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng với các biến đặc trưng của nhân tố được sắp xếp lại khác với mô hình lý thuyết ban đầu như: (1) Sự cảm thông, công bằng; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng; (4) Công khai quy trình; (5) Năng lực phục vụ; (6) Cơ sở vật chất; (7) Công khai công vụ. Kết quả nghiên cứu này, có xuất hiện một thang đo mới đó là công khai công vụ. công khai quy trình. Khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả về biến Công khai, công vụ. Và đây là biến độc lập tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của người dân

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sang (2014). “ Nâng cao chất lượng dịch vụ quan lý thuế xuất nhập khẩu của cục hải quan Nghệ An” Trong mô hình đánh giá sự hài lòng bao gồm 05 thành phần: (1) Tin cậy, (2) Đáp ứng (3) Đảm bảo, (4) Đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình. Mô hình nghiên cứu còn rất đơn giản chủ yếu dự vào mô hình SERVQUAL của Parasunaman để đánh giá.

Kết quả so sánh trên, là cơ sở để tấc giả đánh giá được những điểm khác biệt của nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu khác về lĩnh vực hành chính công. Là cơ sở để các nghiên cứu khác có cái nhìn tổng quát về các công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực hành chính công.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)