GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ TẠI HÀ NỘI CÁC NĂM TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 48)

TẠI HÀ NỘI CÁC NĂM TIẾP THEO

3.1. Sự thất bại của chính sách bình ổn giá

Các phân tích ở trên đối với hiệu quả của chính sách bình ổn giá trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra rằng tác động về kinh tế, xã hội từ các chương trình bình ổn hàng tiêu dùng đã không như mục tiêu đặt ra. Xét cả về lý thuyết và thực tiễn triển khai đều tồn tại nhiều thất bại như :

•Công tác truyền thông chưa đủ mạnh, chưa tạo được nhận thức của cộng đồng về nội dung, ý nghĩa của chương trình.

•Lượng vốn bình ổn không đủ đảm bảo lượng hàng hóa đáp ứng cho công tác bình ổn giá và cải thiện mức sống.

•Bình ổn giá không đúng đối tượng.

•Cơ chế quản lý lỏng lẻo, hiện tượng lợi dụng chính sách mưu cầu riêng. •Hiện tượng hai giá trên cùng một mặt hàng, hạn chế cạnh tranh trên thị trường

Từ những bất cập và hạn chế đã nêu, công tác bình ổn trên địa bàn Hà Nội cần có những thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra.

3.2. Phương hướng, nhiệm vụ cho chính sách bình ổn giá tại Hà Nội cácnăm tiếp theo năm tiếp theo

Năm 2013, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng như các năm trước. Từ kinh nghiệm bình ổn giá trên thực tiễn đã rút ra nhằm khắc phục những sai lầm và hạn chế đã nêu, có thể đưa ra những phương hướng và nhiệm vụ trong giai đoạn như sau:

- Ủy ban nhân dân Thành phố cần căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính để xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá.

- Thường xuyên nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để thống nhất mục tiêu, cách thức thực hiện Chương trình; công bố rộng rãi, công khai thông tin về Chương trình để mọi người dân được biết và tiếp cận Chương trình.

- Lựa chọn đưa vào Chương trình các mặt hàng thiết thực phục vụ ổn định đời 48

sống nhân dân ở địa phương, trong đó ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát về giá cả và chất lượng hàng hóa tham gia Chương trình.Theo đó, nên cắt giảm danh mục hàng bình ổn để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân đối với mặt hàng đó, tránh tình trạng tiền bình ổn bị phân tán ra quá nhiều mặt hàng. Căn cứ vào danh mục hàng bình ổn của năm 2012, có thể đề xuất ra 5 mặt hàng thiết yếu có mức tiêu thụ cao được ưu tiên bình ổn như sau:

+ Gạo tẻ + Thịt lợn + Dầu ăn + Đường RE + Giấy vở học sinh

Căn cứ để đưa ra danh mục này đó là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu cao và có mức tiêu dùng phổ biến hơn các loại khác, đồng thời số lượng chủng loại không quá nhiều để dễ dàng kiểm soát.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn giá đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư; kết hợp với tổ chức các đợt bán hàng lưu động.

- Triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài và bảo đảm chất lượng.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình và quy định của pháp luật; chống việc lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh kiếm lời bất chính; có hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp đối với các doanh nghiệp tích cực tham gia Chương trình.

- Có biện pháp hiệu quả khuyến khích mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào Chương trình gắn với phát huy và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

3.3. Giải pháp cho chính sách bình ổn giá tại Hà Nội: Bình ổn giá cho mặthàng dầu ăn hàng dầu ăn

3.3.1. Lý do lựa chọn bình ổn giá đối với mặt hàng dầu ăn

Ưu điểm của biện pháp

Biện pháp này đã được áp dụng tại Mỹ đối với hàng nông sản và có hiệu quả . Biện pháp này có những ưu điểm sau đây:

- Tập trung nguồn vốn vào một mặt hàng cụ thể, giải quyết được các vấn đề tiền bình ổn phân bổ ở quá nhiều mặt hàng dẫn đến không làm thay đổi được mặt bằng giá cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu.Với danh mục hàng hóa gồm cả 10 nhóm mặt hàng như Hà Nội áp dụng hiện nay, tỷ lệ đáp ứng so với nhu cầu đối với tất cả các loại mặt hàng đó mới chỉ chiếm khoảng 10% nhu cầu thị trường.Nếu tính riêng từng loại mặt hàng thì con số này, đa số các nhóm mặt hàng, chưa đáp ứng nổi 2% (số liệu phân tích ở phần đánh giá hiệu quả).“Về lượng tập trung cho họ phải đủ lớn, ít nhất phải chiếm 60% thị phần, như thế mới đảm bảo chi phối được thị trường. Hiện tại thị trường tự do quyết định chứ không phải thị trường bình ổn giá quyết định giá”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nói.

- Bình ổn cho một loại hàng hóa sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với bình ổn nhiều loại hàng hóa.

- Dễ quản lý , kiểm soát nguồn vốn, danh mục mặt hàng. - Bình ổn tận gốc, dễ kiểm soát giá trong phân phối.  Tính khả thi

Nhu cầu về dầu ăn của người dân thành phố Hà Nội

Dầu ăn là một mặt hàng thiết yếu, được sử dụng rộng rãi đối với người dân ở tất cả các mức thu nhập.Theo con số thống kê từ Sở Thống kê Hà Nội, nhu cầu hiện tại của người dân thành phố Hà Nội là khoảng 3,1 triệu lít/tháng, cả năm là 37 triệu lít.Với chi phí trung bình một lít dầu ăn hiện nay là khoảng 37 nghìn đồng/lít thì mức chi phí cho dầu ăn bình quân mỗi tháng của người dân Hà Nội là 114,7 tỷ đồng, mức chi phí mỗi năm sẽ là 1369 tỷ đồng.

Khả năng đáp ứng của tiền bình ổn

Với số tiền bình ổn của các năm 2010, 2011 và 2012 thì có thể đáp ứng được từ 30% đến 35 % nhu cầu một năm về dầu ăn. Với số lần xoay vòng vốn bình ổn là 2 lần/năm thì khả năng đáp ứng sẽ tăng lên gấp đôi là 60% đến 70%. Như vậy về mặt lý thuyết việc bình ổn cho một loại hàng hóa là dầu ăn có thể tạo ra sự chi phối đối với thị trường.

Các nhãn dầu ăn phổ biến được tiêu dùng tại Hà Nội

Hiện nay trên thị trường dầu ăn nước ta có thể xét đến 4 công ty sản xuất chủ yếu là Vocarimex (với các nhãn hiệu Voca, Soby, Bens 3…) ,Tường An (nhãn hiệu Tường An…), Cái Lân (nhãn hiệu Neptune, Cái Lân, Simply, Meizan…), Golden Hope Nhà Bè (nhãn hiệu Ông Táo, Marvela, Delio, Phúc Lộc Thọ…). Cả bốn DN này chiếm gần 98% sản lượng dầu ăn nội địa.

Mặc dù có khá nhiều nhãn dầu ăn khác nhau nhưng đối với thị trường tiêu dùng bình dân tại Hà Nội hiện nay chỉ có các nhãn hàng dầu ăn phổ biến được ưu chuộng rộng rãi đó là Neptune,Simply, ngoài ra còn có Tường An, Meizan trong đó thị phần như sau: Neptune chiếm đến 42% , Simply chiếm 39 %, Tường An chiếm 8%, còn lại 11% của các nhãn khác.7 Có thể thấy một điều, cả hai loại dầu ăn phổ biến trên địa bàn Hà Nội đều là sản phẩm của Công ty TNHH dầu thực vật Cái Lân sản xuất và phân phối. Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là công ty liên doanh giữa Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ Công thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác trợ giá và quản lý vốn do đối tượng được nhận là hẹp.

3.3.2. Kế hoạch thực hiện

Dầu ăn là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người dân Hà Nội, lượng tiêu thụ tương đối ổn định. Tuy nhiên, do các biến động giá chung trên thị trường dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào, chi phí trung gian gia tăng mà giá dầu ăn cũng không năm ngoài xu hướng tăng giá chung. Do vậy để bình ổn giá mặt hàng này nhóm đưa ra giải pháp đó là tợ giúp tiền đối với nhà sản xuất dầu ăn. Như đã phân tích ở trên, hiện thị trường dầu ăn tại Hà Nội chịu sự chi phối lớn bởi hai nhãn hàng chính là Neptune và Simply. Việc trợ giá sản xuất đối với hai mặt hàng này sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, từ đó giảm giá bán trên thị trường. Kế hoạch triển khai như sau:

Bước 1: Tiến hành khảo sát thị trường đối với hai loại dầu ăn,đánh giá nhu cầu của người dân, ảnh hưởng của việc tăng giá dầu ăn tới thu nhập người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w