tìm được lý do biện minh cho việc tăng giá của mình là do chi phí mua vào lớn, giá thế giới tăng cao,…Những lý lẽ kiểu như vậy hiện không thể kiểm chứng vì vẫn không có cơ sở cho mức giá chung trên thị trường. Và như vậy, doanh nghiệp bình ổn giá vẫn đang tự ý ra giá mà chưa có biện pháp quản lý.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số: 107/2008/NĐ-CP quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất chính nếu hàng hoá, dịch vụ có giá trị đến 5.000.000 đồng.”Như vậy là nếu doanh nghiệp có bán hàng bình ổn cao hơn giá đăng ký nhưng thấp hơn 20% thì cũng sẽ không bị xử phạt.Trong khi doanh nghiệp cam kết bán hàng bình ổn thấp hơn giá thị trường là 10%.Nếu doanh nghiệp lách luật, họ có thể hưởng lợi trên lượng 30% giá hàng hóa mà vẫn không bị xử lý.Chính vì thế mà thực tế người tiêu dùng phàn nàn giá bình ổn ở siêu thị cao hơn giá thị trường nhưng các doanh nghiệp bình ổn tại Hà Nội bị xử phạt vì bán vượt giá không nhiều.
Còn một vi phạm khác của doanh nghiệp hiện vẫn chưa được quản lý chặt chẽ đó là việc sử dụng vốn bình ổn sai mục đích. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở Công ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh thành phố Vũng Tàu. Công ty này được vay ưu đãi số tiền 35 tỷ để bình ổn hàng hóa.Nhưng tổng tiền bán hàng thu được trong chương trình bình ổn giá của Phú An Sinh chỉ hơn 4,7 tỉ đồng. Số hàng bình ổn giá còn lại từ nguồn tiền “hỗ trợ” của Bà Rịa-Vũng Tàu đã được công ty đem bán ở một số địa phương khác với giá thị trường nhằm hưởng chênh lệch cao hơn. Đáng chú ý, sau khi nhận được tiền bình ổn giá, Phú Anh Sinh còn dùng một phần để trả lãi đã vay trước đó cho một số ngân hàng.Hiện tượng vi phạm kiểu này chưa được phát hiện tại Hà Nội nhưng cũng là một dấu hỏi đối với công tác quản lý vốn ngân sách của Thành phố.
Rốt cuộc, thiệt hại người tiêu dùng vẫn là người gánh chịu cuối cùng khi mức giá hỗ trợ thuộc về họ nhưng lại bị các doanh nghiệp chiếm dụng .
Như đã nêu ra ở phần đánh giá hiệu quả,hiện tương doanh nghiệp thực hiện sai cam kết về giá không ít. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý còn nhiều khó khăn. Một trong Có thể thấy rõ điều này qua việc giá cả bình ổn không được kiểm soát,không đúng như cam kết của doanh nghiệp bình ổn.Trên thực tế, có các doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách bình ổn giá này để thu lợi riêng. Gần như đã thành quy luật, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khi sức mua của người dân tăng, nhiều tư thương đã lợi dụng để tăng giá hàng hóa một cách tùy tiện. Ðiều này đã gây tâm lý lo lắng cho xã hội, nhất là với những đối tượng có thu nhập thấp, người hưởng chính sách xã hội. Thực tế này đặt ra trách nhiệm cho các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá trong việc chấp hành các quy định, cam kết. Cần có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện đúng yêu cầu, nội dung của chương trình.
CHƯƠNG 3