Hệ thống phân phối kém hiệu quả và chưa được quan tâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 44 - 45)

6 Thủy, hải sản đông lạnh

2.4.3. Hệ thống phân phối kém hiệu quả và chưa được quan tâm

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp chỉ chăm chăm bình ổn tại các siêu thị, trung tâm mua bán lớn. Hệ thống phân phối ở đây bao gồm cả khâu lưu thông và bán hàng. Việc vận chuyển hàng bình ổn đến những vùng nông thôn còn khó khăn, chi phí vận chuyển cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khâu tổ chức địa điểm bán hàng cũng chưa được quan tâm. Muốn bán được hàng thì cần có địa điểm bán hàng đảm bảo cả quy mô và an toàn cho hàng hóa,nhân viên bán hàng. Tuy nhiên việc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và cơ quan sở tại cũng như chủ các khu công nghiệp (KCN) vẫn chưa được thúc đẩy nhiều cho nên việc bán hàng tại các khu vực này còn hạn chế. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 8 KCN. Đa số người lao động ở đây đều có thu nhập thấp nên đời sống hằng ngày còn nhiều khó khăn. Vì vậy, từ năm 2008, Chính phủ đã yêu cầu các sở, ngành địa phương tiến hành thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá nhằm hỗ trợ cho người lao động, trong đó đặc biệt quan tâm đến lao động tại các KCN. Từ đó, người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng được tiếp cận các nguồn hàng bình ổn giá. Tuy nhiên, trong tổng số hàng trăm điểm bán hàng trên toàn thành phố thì chỉ có một điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân lao động ở KCN Thăng Long. Theo Sở Công thương Hà Nội, tại KCN Bắc Thăng Long có 6 quầy bình ổn giá bán

các mặt hàng có chất lượng với giá cả ưu đãi và doanh thu của mỗi cửa hàng có thể đạt tới 80 triệu đồng/ngày, cao gấp 4 lần so với doanh thu của các chuyến bán hàng lưu động. Từ khi có mạng lưới dịch vụ này, sinh hoạt thường ngày của người thu nhập thấp tại KCN có phần được cải thiện bởi giá cả hợp lý, lại không phải đi xa. Tuy nhiên, khi Hà Nội chủ trương mở thêm các quầy hàng bình ổn giá tại 7 khu công nghiệp còn lại, trong đó có các KCN lớn như Nội Bài, Sài Đồng, Phú Nghĩa, Phú Thị... lại gặp không ít vấn đề. Nguyên nhân theo Sở Công thương đưa ra là tuy diện tích tại các KCN không nhỏ, nhưng để có diện tích dành cho những gian hàng bình ổn giá còn gặp nhiều khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội thì Sở đã có văn bản gửi tới các quận, huyện, chủ đầu tư các KCN, KCX đề nghị phối hợp bố trí địa điểm bán hàng bình ổn giá nhưng các chủ đầu tư không có hồi âm.5 Hầu hết hàng bình ổn đều là mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, rau củ quả… nếu không có tủ bảo quản dễ hư hỏng cho nên ác mặt hàng này không thể bày bán trên bãi cỏ hoặc lề đường.

Việc quản lý hệ thống phân phối gặp khó khăn cũng là một phần nguyên nhân của việc hàng hóa bình ổn không được tổ chức nhiều ở các chợ dân sinh. Nếu như bình ổn tại các chợ, các điểm bán hàng lưu động sẽ đòi hỏi một lượng nhân viên bán hàng lớn hơn, công tác quản lý giám sát cũng phải chặt chẽ hơn để hàng hóa không bị thất thoát, mua không đúng mục đích. Hiện tại Thành phố Hà Nội chưa thể thiết lập mạng lưới bán hàng bình ổn tại các chợ để đáp ứng nhu cầu người dân cũng một phần vì chưa xây dựng được hệ thống bán hàng có thể quản lý tốt tại đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w