Tỷ lệ người dân biết đến bình ổn giá còn thấp,mức độ ủng hộ có sự phân biệt lớn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 41)

phân biệt lớn

Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trong gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách bình ổn giá của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đó là việc thông tin tới người dân. Người dân không nắm được những nội dung cơ bản của chương trình này nên không hiểu được ý nghĩa của nó. Mặt khác, họ không có cơ hội tham gia, hưởng những ưu đãi của chương trình.Tại nhiều nơi ngay cả trong nội thành Hà Nội, khi mà mật độ các điểm bình ổn giá tương đối cao so với ngoại thành nhưng tỷ lệ người dân biết đến chương trình cũng không cao, chứng tỏ còn những hạn chế về mặt thông tin tới người dân. Xin lấy kết quả điều tra thực tế của nhóm làm một ví dụ :

Địa bàn và đối tượng điều tra

Đối tượng của cuộc điều tra là mức độ tiếp cận của người dân đến chính sách bình ổn giá…

Các địa điểm điều tra là khu dân cư phường Đồng Tâm - Hai Bà Trưng, bệnh viện Bạch Mai, khu dân cư Đền Lừ, Trương Định thuộc quận Hoàng Mai, dân cư quận Cầu Giấy; các siêu thị và địa điểm bán hàng bình ổn như: siêu thị big C Long Biên, Big C Thăng Long, siêu thị Fivimart, siêu thị T mart, siêu thị Metro Hoàng Mai, khu thực tập nghề nghiệp trường Kinh tế quốc dân,…

Nội dung và phương pháp điều tra

Đối với người tiêu dùng,nhóm tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên thông qua bảng hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn bao gồm:

 Mức thu nhập hàng tháng

 Tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng hằng ngày trong thu nhập  Thói quen mua hàng ( địa điểm hay mua hàng)

 Mức độ hiểu biết về các chương trình bình ổn giá  Kết quả điều tra và đánh giá

Nhóm đã tiến hành lấy ý kiến của tất cả 300 người. Trong 300 mẫu phiếu điều tra, loại ra 30 phiếu không hợp lệ, còn 270 phiếu hợp lệ. Sau khi tiến hành xử lý số liệu và phân tích, nhóm đưa ra các kết quả sau:

 Trong số 270 phiếu hợp lệ, có 112 người biết tới các chính sách bình ổn giá chiếm 41,5%, trong đó số người đã từng mua hàng tại các điểm bình ổn là 89 người chiếm 33% tổng số người được hỏi. Số người chưa từng nghe nói về các chính sách bình ổn là 158 người, chiếm tới 58,5%.

 Trong số những người được hỏi có 57 người trong nhóm có thu nhập trên 5 triệu/tháng, chiếm 21,1% tổng số người; số người có thu nhập từ 3-5 triệu là 148 người chiếm 54,8% tổng số người, những nguời có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng là 65 người chiếm 24,1% tổng số người.

 Những người biết đến các chính sách bình ổn có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên là 39 người chiếm 34,8% số người biết đến chính sách bình ổn giá trong đó số người đã từng mua hàng bình ổn là 33 người, tỷ lệ mua hàng bình

ổn trong nhóm này là 37,08%. Số người mua hàng bình ổn có thu nhập từ 3-5 triệu là 41người, tỷ lệ mua đạt 46,07%. Số người biết đến chính sách bình ổn giá có thu nhập dưới 3 triệu là 20 người, tỷ lệ biết đến chính sách bình ổn giá trong số người được hỏi là 17,9% và tỷ lệ mua hàng của nhóm này là 16,85%.

Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ người dân biết đến chính sách bình ổn giá theo thu nhập

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ người mua hàng bình ổn giá

Như vậy, có thể thấy là mức độ tiếp cận được đến chính sách của người dân còn thấp. Tỷ lệ người dân thuộc mức thu nhập thấp biết đến có sự chênh lệch đáng

kể so với tỷ lệ người thu nhập trung bình khá.

Xét ở khía cạnh khác, theo “Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam” (CAMS 2011).

Tỷ lệ ủng hộ chương trình bình ổn giá cả có tương quan tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Chẳng hạn như đối với nhóm người trả lời có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống thì đến 58% cho rằng chương trình bình ổn giá có hiệu quả so với tỷ lệ 21% của nhóm tốt nghiệp sau đại học.Và ngược lại có 75% số người tốt nghiệp sau đại học cho rằng chương trình bình ổn giá không có hiệu quả so với tỷ lệ 31% của nhóm người trả lời tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống. Như vậy, có thể mức độ nhận thức cũng ảnh hưởng nhiều tới sự đánh giá của người dân đối với các chính sách bình ổn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w