1 Thông cáo báo chí về nội dung kết quả thanh tra, giám sát công tác quản lý giá trên địa
2.3.1. Tác động đến các chỉ tiêu kinh tế xã hộ
Các chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng của Hà Nội được Sở Công thương Thành phố cho là đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định giá hàng tiêu dùng bằng cách lấy con số CPI giảm làm minh chứng. Trên thực tế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2011 của Hà Nội là 17,98%, thấp hơn so với mức tăng CPI bình quân 18,12% của cả nước. CPI bình quân năm của Hà Nội cũng đang có xu hướng giảm dần.Năm 2012 đã giảm xuống còn 6,29%. Tuy nhiên, xét về nguyên nhân dẫn đến CPI của Hà Nội giảm ta không thể kết luận rằng đó là nhờ
2 Công văn 5281/STC-BG ngày 29/10/2012 của Sở Tài chính TP. Hà Nội v.v kiểm tra giám sát chương trình Dự trữ hàng hóa Bình ổn giá trên địa bàn Thành phố
hàng bình ổn đã góp phần ổn định giá cả thị trường. Bởi lẽ, hàng bình ổn (chủ yếu là lương thực, thực phẩm) chỉ chiếm từ 8-10% lượng hàng hóa tiêu dùng trên thị trường. Mặt khác tỷ trọng hàng hóa lương thực, thực phẩm trong công thức tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay là khoảng 42%. Như vậy dù giá các mặt hàng bình ổn có giảm được 10%-20% đi nữa thì cũng khó có thể tác động nhiều đến CPI. Có thể thấy ngay khi so sánh 475 tỷ đồng giá trị hàng hóa bình ổn của Hà Nội cả năm 2011 so với 24.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa xã hội luân chuyển trong tháng Tết thì mới đạt khoảng 1,98%, một tỷ lệ vô cùng nhỏ. Các nhà quản lý đã bỏ qua việc sức mua trên thị trường giảm để giải thích cho việc CPI giảm nhằm biện minh cho hiệu quả của chính sách bình ổn. Trên thực tế, theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 1-2012, sức mua của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thể hiện ở việc chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,96%.
Như vậy là các chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng cũng không giúp đỡ gì nhiều cho việc giảm con số vĩ mô đó là CPI.Điều này cũng nói lên vai trò điều tiết giá của hàng bình ổn đã không thực hiện được.