6 Thủy, hải sản đông lạnh
2.3.5. Bình ổn không đúng đối tượng, phạm vi bình ổn chưa rộng
Theo con số thống kê, chỉ có khoảng 20% phân bố ở các huyện ngoại thành và nông thôn. Trong số 80% điểm bình ổn trong thành phố Hà Nội đó thì lại có rất ít ở các chợ dân sinh,cửa hàng bán lẻ,…mà chủ yếu ở các siêu thị, khu mua sắm lớn. Có thể lấy một ví dụ rõ nét qua số liệu về các điểm bình ổn năm 2010. Theo công bố của các doanh nghiệp năm 2010, 109 điểm bán hàng bình ổn giá bao gồm:
Quận Ba Đình có 7 điểm: D2 Giảng Võ, Số 5 Lê Duẩn, C13 Thành Công, G3
Vĩnh Phúc, Tầng 1 chợ Bưởi, Siêu thị Fivimart số 10 Trấn Vũ, Siêu thị Fivimart 671 Hoàng Hoa Thám. Hàng hóa được bình ổn giá là thịt gia súc gia cầm, dầu ăn, trứng gia cầm, thủy hải sản đông lạnh, thực phẩm chế biến, rau củ quả, đường do
Công ty Siêu thị Hà Nội và Công ty Cổ phần Nhất Nam cung cấp.
Quận Hoàn Kiếm có 9 điểm là: Số 35 Hàng Bông, Số 45 Hàng Bồ, Số 65
Cầu Gỗ, Số 102 Hàng Buồm, Số 7 Hàng Đường, Số 53 Hàng Giấy, Số 75 Trần Xuân Soạn, Siêu thị Fivimart 23 Lý Thái Tổ, Số 26 Lê Thái Tổ.
Quận Đống Đa gồm 8 điểm: Số 27 Huỳnh Thúc Kháng, Số 131 Hào Nam, Số
135 Lương Định Của, Số 9 - 11 ngõ Thổ Quan, Số 136 Tây Sơn, Số 57 Khâm Thiên.
Quận Hai Bà Trưng với 15 điểm: Số 198 Lò Đúc, E7 Bách Khoa, Số 284
Minh Khai, Hồ Đình (khu chung cư), E6 Quỳnh Mai, Số 51 Lê Đại Hành, Số 9 Lê Quý Đôn, Số 13 Hàn Thuyên, Số 476 Bạch Mai, Số 199 Lò Đúc, Số 22 Triệu Việt Vương, Số 82 Trương Định, Siêu thị Fivimart 93 Lò Đúc, Siêu thị Fivimart 163A Đại La, Số 27 Lạc Trung.
Quận Cầu Giấy có 6 điểm: Siêu thị Fivimart tầng 1, Khu chung cư cao tầng
Trung Yên I, Khu đô thị Trung Yên, Trung Hòa, Siêu thị Fivimart D5 Nguyễn Phong Sắc, Siêu thị Fivimart 94 Hoàng Quốc Việt, Số 139 Cầu Giấy, Nhà A1 Tập thể Đồng Xa, Mai Dịch, Số 10 Trần Cung.
Quận Thanh Xuân chỉ có 2 điểm: C12 Thanh Xuân Bắc, B3A Nam Trung
Yên.
Quận Hoàng Mai và Tây Hồ mỗi nơi chỉ có một điểm duy nhất là: Số 96
Định Công và Siêu thị Fivimart 51 Xuân Diệu.
Quận Long Biên 6 điểm: K3 Việt Hưng, Số 2 Sài Đồng, Số 26 Đức Giang,
Số 622 Ngô Gia Tự, Số 349 Ngọc Lâm, A7 chợ Long Biên.
Thị xã Sơn Tây có 8 điểm tại chợ Nghệ, Quang Trung, Lê Lợi.
Huyện Từ Liêm 8 điểm: Số 136 Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, chợ Phùng
Khoang, chợ đầu mối Minh Khai, Đường 69 Đông Ngạc, Đường 70 Đại Mỗ, Số 34 phố Nhổn, chợ Canh, Xuân Phương, Siêu thị Fivimart lô CT4 Lê Đức Thọ.
Huyện Ứng Hòa có 8 điểm tại Vân Đình, Tân Phương, chợ Dầu và cầu Lão. Huyện Đông Anh 4 địa điểm là D1 Kim Chung, chợ Bắc Thăng Long, chợ
Cổ Loa.
Huyện Gia Lâm 3 điểm: Số 2 Ngô Xuân Quảng, Số 176 Hà Huy Tập, Siêu
thị Fivimart 583 Nguyễn Văn Cừ.
Huyện Thường Tín 3 điểm: Chợ Hà Vỹ, Thị trấn Thường Tín, Đại lý Tuấn
Duyên.
Huyện Ba Vì có 2 điểm tại chợ Quảng Oai và Tản Lĩnh. Huyện Chương Mỹ 3 điểm tại chợ Xuân Mai, chợ Gốt.
Huyện Mỹ Đức 3 địa điểm là cửa hàng Sáu Chiến, Thọ Sơn; cửa hàng Hùng
Sơn, Chùa Hương; cửa hàng Chiến Lý, Đốc Tín.
Huyện Phúc Thọ 1 điểm ở chợ Gạch. Huyện Phú Xuyên có 1 điểm ở chợ Lịm. Huyện Hoài Đức 1 điểm tại chợ Sấu.
Huyện Thanh Oai 1 điểm là Nhà thi đấu Trung tâm Văn hóa thể thao. Huyện Quốc Oai gồm 2 điểm đều ở chợ Phú.
Trong 109 điểm bình ổn này chỉ có 41/109 điểm ở các huyện ngoại thành Hà Nội chiếm 37,6%. Các điểm này lại chỉ đặt tại các thị xã, thị trấn mà chưa về đến các thôn xã. Còn các điểm bình ổn trong nội thành chủ yếu ở hệ thống siêu thị,trung tâm mua sắm lớn. Một bằng chứng khác cho thấy việc hàng bình ổn chưa được đưa tới các vùng nông thôn-những nơi mà người dân nghèo cần được giúp đỡ nhiều hơn. Kế hoạch năm 2012 thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 400 chuyến bán hàng lưu động tại các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên đến thời điểm 8/2012 mới chỉ thực hiện được 35 chuyến bán hàng,chưa đạt 10%.
Theo điều tra của AT Kearney (Tập đoàn tư vấn hàng đầu của Mỹ) có tới 40% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua hàng hóa tại các chợ, 44% qua các cửa hàng bán lẻ độc lập và khoảng 6% mua từ người sản xuất hàng hóa4. Như vậy hàng bình ổn vẫn chưa đến được với đại bộ phận dân cư, mới chỉ tập trung vào nhóm người thường xuyên đi siêu thị và chủ yếu là người thu nhập khá,cao. Người dân lao động có thu nhập thấp-đối tượng mà chương trình bình ổn hướng tới thì lại không được tiếp cận nhiều với hàng hóa bình ổn do họ chủ yếu mua hàng tại các chợ dân sinh. Đối tượng 4 Báo cáo “Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007” (GRDI) của AT Kearney
thụ hưởng của chính sách bình ổn giá trên thực tế đã không như mục tiêu đặt ra.