Chủng loại, chất lượng hàng bình ổn còn hạn chế và giá cả còn cao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 38 - 40)

6 Thủy, hải sản đông lạnh

2.3.6.Chủng loại, chất lượng hàng bình ổn còn hạn chế và giá cả còn cao

Về giá cả của hàng hóa thuộc diện bình ổn còn có nhiều vấn đề. Theo cam kết giữa doanh nghiệp tham gia bình ổn và cơ quan chính quyền thì giá các mặt hàng bình ổn sẽ thấp hơn giá thực tế trên thị trường từ khoảng 5%-10%. Nhưng trên thực tế, các mặt hàng cũng chỉ giảm từ 2% đến 5%. Nhiều mặt hàng, đặc biệt là rau củ quả và gạo, mức giá tại các điểm bình ổn còn cao hơn cả mức giá không bình ổn trên thị trường cả chục phần trăm. Điều này khiến cho nhiều người tiêu dùng không mấy mặn mà với hàng bình ổn. Nhiều mặt hàng bình ổn không được công khai giá, niêm yết giá rõ ràng gây nhầm lẫn cho người mua.

Báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội gửi Bộ Tài chính về tình hình kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết… trong cả năm 2012 và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 cho thấy, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã vi phạm pháp luật về giá. Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành (gồm Ban chỉ đạo 127, Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Thuế, Sở Giao thông vận tải, Công an TP) đã tiến hành kiểm tra 15/15 DN được tạm ứng vốn từ ngân sách năm 2011, kiểm tra 9/15 DN (bao gồm các DN trực thuộc Tổng Công ty (TCT) Lương thực miền Bắc và TCT Thương mại Hà Nội được tạm ứng vốn từ ngân sách năm 2012. Kết quả kiểm tra: Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử phạt 10 DN vì các lỗi: không báo cáo, không niêm yết giá, không đăng ký giá, bán cao hơn mức giá quy định, tổng số tiền phạt là 202 triệu đồng. Kiểm tra 9/15 DN tham gia chương trình bình ổn giá năm 2012, đoàn đã xử phạt hành chính 1 DN 25 triệu đồng. Đối với DN sản xuất kinh doanh các hàng hóa thuộc danh mục phải đăng ký giá, đoàn đã xử phạt 4 DN không đăng ký giá, không niêm yết giá, bán cao hơn mức giá đã đăng ký với tổng số tiền 108 triệu đồng.

Sau đây là bảng so sánh giá bình ổn và không bình ổn tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội dựa trên kết quả điều tra thực tế của nhóm.

Bảng 2.7: So sánh giá giữa điểm bình ổn và không bình ổn tại thời điểm 24/3/2013

Đơn vị : 1000 đồng

STT Mặt hàng Đơnvị Giá bình ổn tạisiêu thị Fivimart

Giá bán tại

siêu thị Metro Giá bình quântại chợ

1 Gạo tạp giao Kg 11,4 12

2 Xi dẻo Kg 15 13,5 12,5

3 Bắc Hương Hải Hậu Kg 19,8 17,2 15

4 Tám Hải Hậu Kg 19,5 18,6 19

5 Tám Điện Biên Kg 20,5 19,4 17,5

6 Thịt lợn Kg 110 102 100

7 Trứng gà ta Chụcquả 31 28,3 30

8 Đường Biên Hòa Kg 18,7 22,1 21

9 Cải thảo Kg 4,4 6 10 Bắp cải Kg 3,52 6 11 Cà rốt Kg 11,9 12 12 Ớt chuông xanh Kg 24 22,9 20 13 Đậu Cove Kg 18 15 14 Cải cúc Kg 8,3 15 Bí xanh Kg 11,6 16,7 12 16 Bí ngô Kg 9,2 12,9 10 17 Su su Kg 6,4 5 18 Dưa chuột Kg 12,5 10

19 Dầu Meizan 5l chai 180 199,6

20 Simply 1l chai 45 43,7 44

21 Neptune 1l chai 43,5 43,5 44

22 Neptune 5l chai 205 205 205

Theo kết số liệu trên bảng có thể thấy giá cả các loại mặt hàng lương thực, thực phẩm tại Fivimart (điểm bình ổn) có sự chênh lệch so với giá mặt hàng tương tự tại siêu thị Metro và giá trung bình tại một số chợ. Tuy một số mặt hàng có giá thấp hơn, ví dụ: đường, bí ngô, bí xanh,…Một số mặt hàng lại có giá cao hơn tương đối ví dụ: gạo xi dẻo, tại Fivimart bán 15 nghìn đồng/kg trong khi ở Metro bán 13,5 nghìn/kg (thấp hơn 1,5 nghìn/kg tương ứng khoảng 11 %), tại chợ bán giá bình quân 12,5 nghìn/kg (thấp hơn 2,5 nghìn tương ứng với 20%). Giá 1kg ớt chuông xanh tại Fivimart là 24 nghìn trong khi tại Metro chỉ có 22,9 nghìn (thấp hơn 1,1 nghìn tương ứng với 4,8 %), giá bình quân tại chợ là 20 nghìn/kg (thấp hơn 4 nghìn, tương ứng với khoảng 20%).

Chủng loại hàng hóa tham gia bình ổn còn hạn chế một phần do ngân sách còn hạn chế, do vậy sự lựa chọn của người dân là không nhiều. Thêm vào đó chất lượng hàng cũng không hẳn đã tốt. Rau tại điểm bán hàng bình ổn giá nhiều khi không hấp dẫn người tiêu dùng vì chất lượng không tươi ngon. Việc đưa hàng bình ổn về nông thôn vẫn theo kiểu "áp đặt”, và người nông dân phải chịu giá cao hoặc không có sự lựa chọn về mặt hàng mình cần. Cụ thể như người dân muốn mua gạo tẻ thì lại bình ổn gạo tám, gạo nếp. Nhiều mặt hàng bình ổn không nằm trong những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, ví dụ như các loại thịt hộp, cá tôm đông lạnh, xúc xích,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 38 - 40)