Lỗ hổng trong quản lý, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 45 - 46)

6 Thủy, hải sản đông lạnh

2.4.4.Lỗ hổng trong quản lý, xử lý vi phạm

Cơ chế quản lý và xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm về bình ổn giá chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc. Theo các Quyết định 2386/QĐ-UBND, Quyết định số1907/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2011; Quyết định 2629/QĐ-UBND, của thành phố Hà Nội về các phương án bình ổn giá, có quy định về hình thức xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm bình ổn giá như sau:

5 http://www.baomoi.com/Vi-sao-chua-co-nhieu-diem-ban-hang-binh-on- gia/47/8914818.epi

“ Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và nhóm mặt hàng bày bán tại các điểm đăng ký bán hàng bình ổn giá ít hơn 2/3 tổng số nhóm mặt hàng đã đăng ký thì áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể theo quy định hiện hành.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn được tạm ứng không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn: doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định thu hồi.”6

Căn cứ điều 6,7,8 Nghị định số: 107/2008/ NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại, mức xử phạt hành chính tối đa đối với các hành vi tăng giá quá mức là 20 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ xử phạt tối đa là 10 triệu đồng; xử phạt đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tối đa là 30 triệu đồng.Thực sự những mức phạt trên còn quá nhẹ và không gây ảnh hưởng lớn đến hành vi của doanh nghiệp vì so với mức phạt thì số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ bình ổn giá lớn hơn nhiều.

Hơn nữa, quy định về việc kiểm tra, quản lý và xử phạt doanh nghiệp bình ổn còn chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng. Ví dụ có quy định việc nếu doanh nghiệp không bán đủ 2/3 lượng hàng đăng ký bình ổn thì sẽ chịu phạt. Như vậy doanh nghiệp có thể trục lợi bằng cách chỉ bán đủ 2/3 lượng hàng bình ổn,số còn lại bán với giá thị trường mà nghiễm nhiên không vi phạm pháp luật. Hay xét đến cam kết của doanh nghiệp là bán hàng bình ổn với mức giá thấp hơn giá thị trường 10%. Tuy nhiên, giá thị trường là mức giá nào, công thức tính ra sao thì không có một quy định cụ thể nào nói đến. Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo (Trang 45 - 46)