1 Thông cáo báo chí về nội dung kết quả thanh tra, giám sát công tác quản lý giá trên địa
2.3.2. Doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách bình ổn giá
Đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn hàng hóa bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và phân phối, họ nhận được lợi ích gì từ các chương trình bình ổn của thành phố Hà Nội.
•Thông thường theo cam kết thì doanh nghiệp sẽ được vay vốn ưu đãi từ ngân sách với mức lãi suất rất thấp hoặc gần như bằng không. Như vậy, ngoài tiền vốn được vay, doanh nghiệp còn được hưởng một phần lãi suất không nhỏ.
Bảng 2.2: Lượng tiền doanh nghiệp bình ổn giá tại Hà Nội nhận được giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng Năm Lượng tiền bình ổn Lãi suất cho vay thực tế Lãi vay ưu đãi
Lượng tiền doanh nghiệp được hưởng
2011 475 18% 0% 85,5
2012 376 14% 0% 52,64
(Nguồn:Tổng hợp)
• Giá các mặt hàng tham gia bình ổn được giữ ổn định trong khi mặt bằng giá tăng lên. Nhờ thế mà hàng hóa doanh nghiệp bình ổn được tiêu có ưu thế hơn về giá so với các doanh nghiệp khác không tham gia bình ổn.
•Ngoài ra, cùng với việc đưa hàng hóa đến các điểm bình ổn ở các vùng khác nhau để bán là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đối với các đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Chi phí cho việc mang hàng đi bán này có thể cao nhưng lại được bù đắp bởi tiền bình ổn.
Doanh nghiệp nhận được khá nhiều lợi lộc từ các chương trình bình ổn giá nhưng đáp lại không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng như cam kết. Hiện tượng giá hàng bình ổn còn cao hơn cả thị trường được nhiều người tiêu dùng phản ánh lại. Theo thực tế điều tra tại siêu thị Fivimart tại phố Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội, một trong các điểm bán hàng bình ổn giá của Hà Nội ngày 18/1, nhiều sản phẩm bình ổn có niêm yết giá đang chênh so với giá ngoài thị trường. Thịt lợn nạc vai niêm yết giá 23.400 đồng cho 190g, bằng 123 đồng/kg; thịt lợn mông sấn là 22.400 đồng cho 200g, bằng 112.000 đồng/kg. So sánh với giá bán 2 loại thịt này tạ chợ Đồng Tâm ngay cạnh siêu thị, giá lại lần lượt là 100.000 đồng/kg và 105.000 đồng/kg. Như vậy, giá thịt lợn trong điểm bán hàng bình ổn Fivimart cao hơn so với thị trường. Tại Siêu thị Intimex, đường Lê Thái Tổ, Hà Nội gạo Bắc thơm bán với giá 92.500 đồng túi 5kg, gạo Hải Hậu bán với giá 93.000 đồng túi 5kg nhưng tại cửa hàng gạo Phát Lộc, ở đường Phùng Hưng, Hà Nội thì giá lần lượt lại là 90.000 đồng và 87.500 đồng. Thậm chí nhà quản lý cũng thừa nhận việc giá bình ổn cao hơn thị trường. “Thực tế, cách đây một tuần thì chai dầu ăn Simply 5 lít ở Big C (Hà Nội) không được nhận tiền bình ổn thì có giá 206.000 đồng/chai. Cũng mặt hàng này, Siêu thị Fivimart bán với giá 240.000 đồng dù được nhận tiền bình ổn.”, trích lời ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội. Ngoài ra, theo điều tra của nhóm nghiên cứu tại một số địa điểm bình ổn giá trên địa bàn Hà Nội như Big C, Intimex, T mart,…các doanh nghiệp này không hề có các biển hiệu, băng
rôn để nhận biết địa điểm bình ổn hoặc có thì cũng ở một vị trí khó quan sát. Niêm yết giá cũng không rõ ràng giữa hàng bình ổn và không bình ổn. Riêng ở siêu thị Fivimart, có các biển thông báo khu vực bán hàng bình ổn rõ ràng nhưng có tình trạng lẫn lộn giữa khuyến mại và bình ổn làm cho hàng hóa dù đã được bình ổn nhưng giá vẫn không chênh lệch so với thị trường. Ví dụ như giá bột nêm Knor 900g bình ổn của Fivimart (bắt đầu bán từ ngày 04/01/2013) được khuyến mãi tặng kèm một gói hạt nêm 200g thì có giá 58,4 nghìn đồng. Trong khi đó trên thị trường, giá của một sản phẩm tương tự có giá từ 57-58 nghìn đồng. Như vậy là doanh nghiệp đã lợi dụng tiền bình ổn để quy đổi ra hàng hóa bán lại cho người tiêu dùng dưới hình thức khuyến mại. Tiền bình ổn đã không được dùng đúng mục đích là trợ giá.
Về tiền dành cho bình ổn giá của Hà Nội để mua hàng dự trữ, bán hàng với giá bình ổn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được tham gia. Tiền bình ổn được cấp theo được cơ chế xin – cho, không qua cơ chế đấu thầu công khai ( tại thành phố Hồ Chí Minh là theo cơ chế đấu thầu rộng rãi). Việc chọn doanh nghiệp để cho vay tiền nặng về cảm tính nên xảy ra tình trạng "nước chảy chỗ trũng", phần lớn vào những doanh nghiệp có quan hệ tốt với cơ quan quản lý. Chẳng hạn như Tổng công ty Thương mại Hà Nội, một doanh nghiệp Nhà nước luôn là doanh nghiệp được chọn bình ổn với số vốn lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng vốn Thành phố dành cho bình ổn các năm (năm 2010 là 130/400 tỷ đồng, năm 2011 là 155/475 tỷ, năm 2012 là 110/376 tỷ đồng). Trong khi đó còn nhiều doanh nghiệp thương mại khác có đủ quy mô và tiềm lực tham gia bình ổn giá nhưng chỉ được vay với số ít tiền hơn hoặc không được vay như: Big C, Cty cổ phần Nhất Nam, CTY TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam, Siêu thị Hà Nội Coop mart,…