b. Thực trạng hoạt động truyền thông qua mạng xã hội facebook của Công ty CP Truyền thông Văn hóa Việt
3.3.2. Các đề xuất kiến nghị đối với nhà nước và các tổ chức liên quan
• Hệ thống pháp luật TMĐT: Đẩy mạnh triển khai và hoàn thiện các văn bản pháp luật, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp. Dù đã qua thời gian khá dài nhưng TMĐT đối với nhiều người Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa có được cái nhìn hoàn toàn chuẩn xác. Vì thế nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai, đẩy mạnh và nâng tầm hiểu biết cũng như công bố rộng rãi tới các doanh nghiệp để họ nắm rõ và có những hoạt động theo đúng những quy định của nhà nước. Đồng thời trong quá trình triển khai cần có những hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn, phổ biến cho các doanh nghiệp thực sự hiểu về nội dung văn bản pháp luật thông qua các hội thảo, các phương tiện truyền thông đại chúng, thường xuyên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về TMĐT.
• Hệ thống hạ tầng CNTT: Phát triển hơn nữa hạ tầng công nghệ TMĐT và Internet. Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện thông tin điện tử và kết nối Internet nên công nghệ vừa là nền móng, vừa là những cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, hoặc cũng có thể tác động ngược lại làm cho các doanh nghiệp đi sau đối thủ cạnh tranh của mình. Khi công nghệ và Internet được phát triển mạnh mẽ thì TMĐT mới có khả năng phát triển sâu rộng, diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Vì thế Nhà nước nên tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống mạng và đường truyền Internet đảm bảo chất lượng.
Minh
• Chương trình đào tạo nguồn nhân lực TMĐT: Hiện nay cả nước mới chỉ có hai trường là Đại học Thương mại và Đại học Ngoại thương có sự đào tạo chính quy và sâu sắc về lĩnh vực TMĐT. Ngoài ra các trường khác có sự đào tạo cho sinh viên của mình thì chỉ dưới dạng bộ môn. Các tổ chức đào tạo ngoài cũng có những hoạt động đào tạo nhưng chỉ ở giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế trong thời gian tới rất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, quy chuẩn khung chương trình đào tạo chuẩn trong các trường giảng dạy, tạo nên sự nhất quán trong quá trình đào tạo nhân lực TMĐT, bên cạnh việc hệ thống hóa và quy chuẩn kiến thức chuyên môn, nên tăng cường chương trình thực hành cho nguồn lực này.
• Tăng cường hợp tác quốc tế: Trong những năm tới Việt Nam cần đẩy mạnh tham gia những hoạt động TMĐT với các nước trên thế giới để xây dựng, hoàn thiện, học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp thành công trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng khốc liệt, liên tục có những đổi mới trong công nghệ, trong cách thức vận hành nhằm
Minh
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng để các doanh nghiệp thành công trong TMĐT thì ngoài những yếu tố về công nghệ, về chất lượng dịch vụ thì đi đôi với đó cũng phải là một chiến lược truyền thông được lên kế hoạch một cách bài bản, dự báo trước được những sự phát triển của thị trường mà đề ra những giải pháp hợp lý.
Mạng xã hội đã trở thành một kênh quảng bá truyền thông hữu ích nhất cho các doanh nghiệp. Mạng xã hội ngày nay đã trở thành một phần cuộc sống của hầu hết người dân tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty CP Truyền thông Văn hóa Việt, em đã hoàn thành đề tài “Phát triển hoạt động truyền thông qua mạng xã hội facebook cho
Công ty Cổ phần Truyền thông Văn hóa Việt”. Bài khóa luận đã chỉ ra những
thành công của công ty, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế đang có trong hoạt động truyền thông qua mạng xã hội facebook của công ty hiện nay. Từ đó tìm ra nguyên nhân, nêu ra giải pháp khắc phục và đưa thêm các đề xuất để phát triển hoạt động truyền thông qua mạng xã hội facebook của công ty. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khóa luận có thể được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.