Các điều kiện về phía nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 98 - 99)

II. Nợ dài hạn 27.332 21.542 Tài sản dài hạn 15.439 7

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ HUD

4.5.1. Các điều kiện về phía nhà nước

Để tạo điều kiện cho Công ty HUD2 nói riêng, cho các doanh nghiệp nói chung nâng cao năng lực tài chính, phía Nhà nước cần có những hỗ trợ, thay đổi cơ chế, chính sách như sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Pháp luật là tổng thể các quy tắc ứng xử có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ kinh tế. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ tăng tính đồng bộ, nhất quán và tránh quản lý chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật với nhau. Hiện nay Công ty HUD2 đang chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như: luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Kế toán,…

thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, lạm phát tăng cao, kéo theo đó là lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng trong thời gian dài khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Trong suốt khoảng thời gian 2008-2011, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản nhằm thực hiện điều chỉnh chính sách lãi suất theo biến động của nền kinh tế. Việc làm này khiến cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng biến động theo, lãi suất cho vay dao động từ 17-22%, có lúc đến 25%. Tình trạng này dẫn đến số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao. Mức lãi suất này ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn, chi phí vay vốn tăng cao. Theo thống kê, chi phí vay vốn của ngành xây dựng có mức tăng cao nhất so với các ngành khác. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp bị thu hẹp, hiệu quả kinh doanh giảm. Vì vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn và ổn định chính sách lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần phải điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, mặc dù mức lãi suất cho vay xuống 10,5% (đối với các khoản vay ngắn hạn) nhưng vẫn quá cao so với các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc (khoảng 5%).

- Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá nguyên vật liệu đầu vào để doanh nghiệp yên tâm sản xuất nhằm tăng sức mua trên cả thị trường các yếu tố đầu vào cũng như thị trường hàng hóa, góp phần phục hồi và ổn định nền kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w