Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 33)

B. Tài sản dài hạn

2.4.1.2. Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tìm kiếm và huy động vốn sao cho vừa đảm bảo nhu cầu đầu tư vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, được quy về hai loại chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

hoạt động kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải cam kết cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán. Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau, được phân theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, phân theo thời hạn thanh toán là phổ biến nhất. Theo cách này, nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành nợ phải trả ngắn hạn (các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh kể từ khi nhận nợ) và nợ phải trả dài hạn (các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh kể từ khi nhận nợ).

Vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp,…

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách Nhà nước,…về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Đồng thời, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn các nhà quản lý cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện bằng cách tính toán, so sánh tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn cũng như tình hình biến động tổng nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau: Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn = Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x 100 (2.2) Tổng nguồn vốn (Nguồn 7, trang 85)

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép nhà quản trị

đánh giá được khái quát cơ cấu vốn huy động nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu mà doanh nghiệp huy động. Do vậy, để biết chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích tiến hành phân tích so sánh theo chiều ngang. Kết quả phân tích so sánh theo chiều ngang sẽ cho thấy sự biến động trên tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Để phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn, có thể lập bảng phân tích với nội dung sau (bảng 2.2):

Bảng 2.2: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu Đầu kỳ Đầu kỳ So sánh Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Tổng nguồn vốn

Việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của nhiều kỳ kinh doanh gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định huy động nguồn vốn nào với quy mô là bao nhiêu là hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Qua Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn, nhà quản trị đánh giá được năng lực tài chính, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp do toàn bộ nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp được chia thành nguồn nợ phải trả và

nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm thanh toán số nợ phải trả, còn số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối), khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w