Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 36 - 39)

B. Tài sản dài hạn

2.4.1.3.Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ

Xét theo góc độ ổn định về nguồn tài trợ, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) được hình thành từ nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn), bao gồm nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên có tính ổn định cao, lâu dài và thường xuyên (vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn,…). Nguồn tài trợ tạm thời mang tính ngắn hạn (nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn, các khoản vay, nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, người lao động,…). Mối quan hệ cân đối giữa giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp phản ánh cân bằng tài chính. Cân bằng tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được thể hiện qua đẳng thức sau:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (2.3) (Nguồn 9, trang 161)

Dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ, việc phân tích cân bằng tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên bằng hoặc lớn hơn nhu cầu tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng

đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp, hợp pháp. Từ (2.3) ta có: Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn (2.4)

Vì bản chất nguồn tài trợ tạm thời cũng là nợ ngắn hạn phải trả nên

Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Vốn hoạt động thuần

(Nguồn 9, trang 162)

Từ (2.4) ta có:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn ( 2.4.1)

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn ( 2.4.2)

Cân đối (2.4.1) và (2.4.2) phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong các trường hợp khác nhau cũng như tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn hoạt động thuần. Ở cân đối (2.4.1), vốn hoạt động thuần được tài trợ chủ yếu cho tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao (tiền và khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,…). Ở cân đối (2.4.2), vốn hoạt động thuần lại phản ánh quan hệ tài trợ giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn (tài sản có thời gian luân chuyển dài).

Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0: khi đó nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải chịu áp lực nặng nề về thanh toán ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng.

khi số tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên hoặc số nợ ngắn hạn bằng số tài sản ngắn hạn. Khi đó, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ tài sản dài hạn, do đó cân bằng tài chính trong trường hợp này tương đối bền vững nhưng tính ổn định chưa cao.

Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0: Vốn hoạt động thuần > 0 khi tài sản ngắn hạn > nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên > tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ thường xuyên không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là an toàn, bền vững.

Để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính, khi phân tích cần xem xét sự biến động của vốn hoạt động thuần trong nhiều năm liên tục để khắc phục sai lệch về số liệu so tính thời vụ hay tính chu kỳ trong kinh doanh, đồng thời cho phép dự đoán được tính ổn định và cân bằng tài chính trong tương lai.

Dựa vào các yếu tố của cân bằng tài chính, các nhà phân tích xem xét thêm một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh:

- Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ

thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên

(2.5)

Tổng nguồn vốn

(Nguồn 9, trang 164)

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.

- Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ

tạm thời =

Nguồn tài trợ tạm thời

(2.6)

Tổng nguồn vốn

(Nguồn 9, trang 165)

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính càng cao và ngượi lại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 36 - 39)