Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 55 - 58)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2.4.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Các nhà đầu tư thường coi trọng việc xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu do họ quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ đã bỏ ra. Đứng trên gốc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, chỉ tiêu này giúp họ tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất sinh lời của

VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế x 100 (2.27) VCSH bình quân VCSH bình quân = VCSHĐK + VCSHCK (2.28) 2 (Nguồn 7, trang 223)

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 01 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp, là biểu hiện của xu hướng tích cực, là nhân tố giúp nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính phục vụ mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu ở dưới mức vốn điều lệ chứng tỏ hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu đôi khi cao do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn.

Sức sản xuất của

VCHS =

Tổng doanh thu thuần

(2.29)

VCHS bình quân

(Nguồn 7, trang 224)

Chỉ tiêu này cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần:

Suất hao phí của VCHS so với doanh thu thuần =

VCHS bình quân trong kỳ (2.30) Tổng doanh thu thuần

(Nguồn 7, trang 224)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp muốn có 01 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu bình quân. Trị số của chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.

- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:

Suất hao phí của VCHS so với lợi nhuận sau thuế =

VCHS bình quân trong kỳ (2.31) Lợi nhuận sau thuế

Vận dụng mô hình Dupont, ta có:

Hệ số sinh lời của VCSH =

Lợi nhuận

sau thuế x Doanh thu

x Tài sản BQ (2.32) Doanh thu thuần Tài sản bình quân VCSH Hay (Nguồn 7, trang 224) Hệ số sinh lời của VCSH = Hệ số sinh lời của doanh thu

thuần x Sức sản xuất của tài sản x Hệ số tài sản so với VCSH (2.33)

Ta thấy, muốn nâng cao khả năng sinh lời của của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), sức sản xuất của tài sản và hệ số sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố, góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

* Kết luận Chương 2

Trong Chương này, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Các nội dung đã được trình bày trong Chương này gồm:

- Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; - Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; - Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;

Nội dung Chương 3 sẽ là cơ sở để phân tích Chương 3 - Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà HUD2 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w