Trọng tài, xét về mặt ngữ nghĩa, đƣợc hiểu là tài phán trung lập, là chỉ ngƣời thứ ba đƣợc cử ra làm trung gian để phân xử sự bất đồng giữa hai bên.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế thì trọng tài ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp chủ yếu.
Trong khoa học pháp lý, trọng tài đƣợc nghiên cứu dƣới những góc độ khác nhau, nhƣng chủ yếu trên hai phƣơng diện đó là: trọng tài là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp và trọng tài là một thiết chế để giải quyết tranh chấp [31, tr.617]
Với quan điểm coi trọng tài là một thiết chế để giải quyết tranh chấp, Từ điển Luật học Anh – Mỹ của Black đã đƣa ra khái niệm về trọng tài nhƣ sau: “Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày, sẽ ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp ấy” 1[59, tr.17].
Với quan điểm tƣơng tự, JAMES and NICHOLAS cho rằng: “Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thoả thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên”[65, tr.3].
Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo thêm về quan điểm coi trọng tài là một thiết chế để giải quyết tranh chấp tại Giáo trình „„Tƣ pháp quốc tế‟‟ của Liên Xô (cũ) và tại Giáo trình “Tƣ pháp quốc tế” của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 1998 (trang 348). Quan điểm tƣơng tự cũng có thể thấy trong Giáo trình „„Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại‟‟ của trƣờng Đại học ngoại thƣơng năm 19942.
1Xem: Black‟s Law Dictionary (1990), page 105.
2Giáo trình „„Tƣ pháp quốc tế‟‟ của Liên Xô (cũ) viết “Trọng tài bao gồm những cá nhân được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các vụ việc dân sự của họ”; Giáo trình „„Pháp luật trong hoạt
Nhƣ vậy, quan điểm coi trọng tài là một thiết chế để giải quyết tranh chấp gần nhƣ thiên về mặt hình thức nhiều hơn, nhìn nhận sự tồn tại thực tế của tổ chức trọng tài dƣới dạng các trung tâm trọng tài – cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Toà án. Xét về mặt nội hàm của khái niệm thì các quan điểm trên chƣa bao quát đƣợc các đặc trƣng riêng của trọng tài khác với các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhƣ thƣơng lƣợng, hoà giải, tố tụng tƣ pháp… Các quan điểm trên chỉ nhìn nhận trọng tài trong một quá trình tố tụng, không thể hiện đƣợc tính chất tài phán tƣ của trọng tài.
Trái với quan điểm coi trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp, quan điểm coi trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp đã thể hiện rõ bản chất, đặc trƣng của trọng tài. Theo Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành” [51, tr.68].
Theo OKEZIE CHUKWUMERIJE: “Trọng tài là một cách thức giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên” [51, tr.68]
Với quan điểm coi trọng tài là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp, Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại Việt Nam 2003, tại điều 2 quy định: “Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định ”
động kinh tế đối ngoại‟‟ của trƣờng Đại học ngoại thƣơng năm 1994 viết “Trọng tài thương mại là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử”.
Nhƣ vậy, quan điểm coi trọng tài là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp đã thể hiện đƣợc đặc trƣng cơ bản của phƣơng thức giải quyết này mà các phƣơng thức giải quyết khác không thể có, đó là phƣơng thức tài phán tƣ, kết hợp đƣợc hai mặt: thoả thuận và tài phán. Ta có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này qua bài viết của giáo sƣ Philip Fouchard đƣợc in trong “Kỷ yếu Hội thảo trọng tài quốc tế” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1995, trang 23. Hoặc bài viết trong cuốn “Đạo đức và kỹ năng của luật sƣ trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” do Giáo sƣ Lê Hồng Hạnh chủ biên, trang 183.
So với các quan niệm trên thì quy định của Luật Mẫu thể hiện một quan niệm rất rộng. Luật Mẫu UNCITRAL quy định: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức thường trực” (Điều 2). Quan niệm này thể hiện sự thông thoáng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Nhìn chung, theo nghiên cứu của các luật gia ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, định nghĩa trọng tài với tƣ cách là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp đƣợc chấp nhận rộng rãi hơn [31, tr.617].
Sự nhìn nhận trọng tài dƣới các góc độ khác nhau phản ánh quá trình phát triển và hoàn thiện của pháp luật về trọng tài trên thế giới. Trọng tài ban đầu đƣợc xem xét chủ yếu dƣới góc độ hình thức, chỉ coi là một quá trình tố tụng, nhấn mạnh đến vai trò của trọng tài viên trong việc giải quyết tranh chấp. Nhƣng khi tranh chấp về thƣơng mại và đầu tƣ ngày càng đa dạng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của pháp luật thế giới thì vai trò của trọng tài không chỉ dừng ở đó. Trọng tài đƣợc đánh giá và nhìn nhận đúng với vai trò đích thực của nó, cùng với những ƣu thế mà các phƣơng thức giải quyết tranh
chấp khác không thể có. Do đó ngƣời ta chú trọng nhiều hơn đến việc hoàn thiện phƣơng thức giải quyết tranh chấp này.
Ở Việt Nam, với việc ban hành Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng nhƣ các Trung tâm trọng tài kinh tế thành lập theo Nghị Định 116/NĐ-CP ngày 5/6/1994 của Chính phủ đều chuyển sang hoạt động theo quy định của Pháp lệnh này [16, tr.38]. Theo quy định của Pháp lệnh 2003 thì các trung tâm trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tƣ nƣớc ngoài, khác với quy định của các văn bản pháp luật trƣớc chỉ trao thẩm quyền cho Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VIAC). Nhƣ vậy, khái niệm “trọng tài thƣơng mại” đƣợc sử dụng chung để chỉ phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thay vì trƣớc đây sử dụng các thuật ngữ chỉ các trung tâm trọng tài khác nhau nhƣ “trọng tài kinh tế phi chính phủ” hay “trọng tài quốc tế Việt Nam”. Nhƣ vậy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đƣợc đề cập ở đây là trọng tài thƣơng mại.
Qua phân tích trên, theo tác giả có thể tạm thời đƣa ra định nghĩa về trọng tài nhƣ sau:
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thoả thuận đưa vụ việc ra trước một bên thứ ba trung lập để xem xét và ra phán quyết, bên thứ ba này có thể là một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài; phán quyết của bên thứ ba có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.