Cơ chế giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 58)

Cơ chế giải quyết tranh chấp của trọng tài đƣợc hiểu là quy trình tố tụng, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tƣ bằng hình thức trọng tài. Xuất phát từ bản chất, đặc trƣng của trọng tài nên tố tụng trọng tài có nhiều điểm khác biệt so với Toà án, mang tính thông thoáng và linh hoạt hơn. Tố tụng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 gồm các bƣớc cơ bản sau:

Gửi đơn kiện và thụ lý đơn kiện:

Muốn đƣa vụ tranh chấp ra trọng tài để giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì nguyên đơn phải làm đơn kiện với nội dung đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003. Đối với hội đồng trọng tài do các bên thành lập thì đơn kiện phải đƣợc gửi cho bị đơn, còn trọng tài thƣờng trực thì nguyên đơn phải gửi đơn kiện cho trung tâm trọng tài mà hai bên đã lựa chọn khi xác lập thoả thuận trọng tài. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao (có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ) thoả thuận trọng tài.

Tố tụng trọng tài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài nhận đƣợc đơn kiện của nguyên đơn nếu vụ việc đƣợc thoả thuận do trung tâm trọng tài giải quyết hoặc kể từ khi bị đơn nhận đƣợc đơn kiện nếu vụ việc đƣợc thoả thuận do hội đồng trọng tài của các bên thành lập giải quyết. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận đƣợc đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện và các tài liệu của nguyên đơn.

Gửi bản tự bảo vệ, đơn kiện lại:

Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003 quy định việc gửi bản tự bảo vệ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ tố tụng của bị đơn khi nhận đƣợc đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn. Điều 24 Pháp lệnh quy định: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn kiện và các tài liệu của nguyên

đơn, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ; hoặc gửi cho nguyên đơn (nếu vụ việc đƣợc giải quyết tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập) và kèm theo đó là tên trọng tài viên mà mình đã lựa chọn. Trong bản tự bảo vệ, bị đơn nêu những lý lẽ và chứng cứ để bảo vệ cho mình, có thể phản bác một phần hoặc toàn bộ đơn kiện. Pháp luật cũng cho phép bị đơn đƣợc yêu cầu gia hạn thêm thời gian gửi bản tự bảo vệ (nhƣng phải trƣớc ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp để giải quyết vụ tranh chấp); đƣợc quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Thủ tục kiện lại đƣợc tiến hành giống nhƣ thủ tục gửi đơn kiện của nguyên đơn và do hội đồng trọng tài giải quyết cùng một lúc với việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn (Điều 29 Pháp lệnh).

Thành lập hội đồng trọng tài:

Sau khi đơn kiện của nguyên đơn đã đƣợc gửi, các bên sẽ đƣợc lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp. Điều 25 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài và Điều 26 quy định về thành lập hội đồng trọng tài do các bên tự thành lập để giải quyết vụ tranh chấp.

Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại cũng quy định về những trƣờng hợp các bên tranh chấp đƣợc quyền thay đổi trọng tài viên và thủ tục thay đổi trọng tài viên trong quá trình tố tụng trọng tài (Điều 26). Chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc Toà án có thể đƣợc chỉ định trọng tài viên trong trƣờng hợp nhằm hạn chế việc cố tình kéo dài thời hạn tố tụng để gây trở ngại cho hoạt động trọng tài và ảnh hƣởng đến lợi ích chính đáng của các bên.

Theo quy định của pháp luật thì các bên tranh chấp có quyền tự thoả thuận chọn địa điểm, không bắt buộc phải tiến hành tại trụ sở trung tâm trọng tài hoặc nơi cƣ trú hay nơi đặt trụ sở của một trong các bên. Nếu vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, các bên có thể thoả thuận lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp ở Việt Nam hoặc ở nƣớc ngoài. Trƣờng hợp các bên không có thoả thuận thì hội đồng trọng tài quyết định, nhƣng “phải đảm bảo thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết” (Điều 23). Sự thuận lợi cho các bên ở đây phải đánh giá trên cơ sở một số tiêu chí cụ thể nhƣ: thuận lợi cho thu thập và xuất trình chứng cứ; thuận lợi cho việc chi phí đi lại, lƣu trú…

Về ngôn ngữ cũng do các bên thoả thuận lựa chọn, chỉ khi các bên không có thoả thuận thì hội đồng trọng tài quyết định ngôn ngữ sử dụng trong quá trình tiến hành trọng tài là tiếng Việt.

Cung cấp và thu thập chứng cứ cho vụ tranh chấp:

Về nguyên tắc các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ, cũng nhƣ để phản bác lại lập luận, yêu cầu của phía bên kia. Hội đồng trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một hoặc các bên, nhƣng chỉ trong những trƣờng hợp Hội đồng xét thấy thật sự cần thiết cho việc giải quyết vụ tranh chấp. Khi thực hiện những công việc này, hội đồng trọng tài phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trƣờng hợp các bên mời giám định thì cùng nộp tạm ứng phí giám định.

Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc:

Điều 31 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003 quy định : “1. Sau khi được chọn hoặc chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ; xác minh sự việc nếu thấy cần thiết. 2. Hội đồng trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên

hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi thông báo cho các bên”.

Để giải quyết vụ tranh chấp đƣợc đúng đắn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, trách nhiệm của các trọng tài viên sau khi đƣợc chọn hoặc chỉ định là phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ tranh chấp cũng nhƣ các quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, hội đồng trọng tài có quyền gặp các bên để nghe trình bày ý kiến; hội đồng trọng tài cũng có thể quyết định gặp bên thứ ba theo yêu cầu của các bên hoặc theo sáng kiến của riêng mình. Ở đây điều luật quy định cụ thể là hội đồng trọng tài (chứ không phải là trọng tài viên), vì vậy phải hiểu là cá nhân từng trọng tài viên không đƣợc tiếp xúc với các bên hoặc gặp bên thứ ba. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài.

Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Trọng tài thƣơng mại là tổ chức tài phán phi chính phủ, chỉ thực hiện quyền lực do các bên giao cho (quyền giải quyết tranh chấp), không có quyền lực của cơ quan tƣ pháp nhà nƣớc nên không có quyền quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khi đó, quá trình tố tụng trọng tài có rất nhiều trƣờng hợp cần có biện pháp mang tính quyền lực đối với một bên để hỗ trợ cho việc giải quyết vụ tranh chấp. Một trong những hình thức hỗ trợ quan trọng của Toà án đối với trọng tài là việc Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạo điều kiện thuận lợi cho trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, theo quy định của điều 33 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại thì chỉ sau khi hội đồng trọng tài đã đƣợc thành lập, các bên mới có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nghĩa là trong khoảng thời gian

từ lúc trọng tài thụ lý vụ tranh chấp đến khi thành lập hội đồng trọng tài, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đƣợc đặt ra. Trong thực tế, phía bị đơn sau khi đã biết mình bị kiện, thƣờng có những hành vi xoá bỏ chứng cứ bất lợi, tẩu tán tài sản để tránh bị kê biên, phát mãi thi hành quyết định trọng tài sau này. Nguyên đơn biết đƣợc những việc làm trên của bị đơn, yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc làm không đúng của bị đơn, nhƣng Toà án không thể can thiệp nếu khi mà hội đồng trọng tài chƣa đƣợc thành lập. Do đó, nếu không có quy định tháo gỡ thì đây là hạn chế lớn của trọng tài so với Toà án khiến các bên ngần ngại khi lựa chọn trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp.

Hoà giải:

Các bên có thể tự mình hoà giải hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài hoà giải nhƣng đó không phải là thủ tục bắt buộc của quá trình tố tụng trọng tài.

Khoản 1 điều 37 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại quy định việc các bên tự hoà giải trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài. Việc tự hoà giải ở đây đƣợc hiểu là các bên chủ động gặp gỡ thƣơng lƣợng, thoả thuận với nhau về giải quyết vụ tranh chấp và có thể hoà giải trong bất kỳ thời điểm nào trong toàn bộ quá trình tiến hành tố tụng trọng tài. Nếu các bên tự hoà giải thành, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.

Khoản 2 điều 37 cũng quy định các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải. Quá trình hoà giải này đƣợc tiến hành sau khi hội đồng trọng tài đƣợc thành lập; các bên bàn bạc, thƣơng lƣợng, thoả thuận với nhau về giải quyết vụ tranh chấp với sự hỗ trợ của trọng tài viên. Trong trƣờng hợp hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải thành, sẽ tiến hành lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và trọng tài viên, sau đó sẽ ra quyết định công

nhận hoà giải thành. Quyết định này sẽ có hiệu lực ngay sau khi công bố và đƣợc thi hành nhƣ phán quyết trọng tài.

Phiên họp giải quyết tranh chấp:

Chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định về thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu các bên không có thoả thuận gì khác. Giấy triệu tập phiên họp phải đƣợc gửi cho các bên chậm nhất là 30 ngày trƣớc ngày mở phiên họp. Các bên có thể trực tiếp tham dự phiên họp hoặc uỷ quyền cho ngƣời khác tham dự. Hội đồng trong tài có thể quyết định hoãn phiên họp khi có yêu cầu chính đáng của các bên hoặc xét thấy chƣa đủ có cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Trƣớc khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ xem xét tính pháp lý của thoả thuận trọng tài và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài nếu có đơn khiếu nại của một bên. Tại phiên họp các bên đƣợc quyền thoả thuận mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp đang đƣợc giải quyết và hội đồng trọng tài luôn tôn trọng quyền này của các bên. Phiên họp của hội đồng trọng tài không đƣợc tiến hành công khai, trừ khi có sự đồng ý của các bên về việc cho thành phần khác tham dự. Các bên có quyền mời luật sƣ để bảo vệ quyền lợi cho mình, có thể mời nhân chứng để trình bày những điều họ biết liên quan đến vụ tranh chấp. Phiên họp giải quyết tranh chấp tại trọng tài áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng bằng việc các bên đƣợc trình bày ý kiến về tất cả các nội dung của vụ tranh chấp, đƣợc quyền tiếp cận hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà phía bên kia đƣa ra, đƣợc quyền đối đáp, tranh luận với nhau để làm sáng tỏ sự thật.

Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng trọng tài, trong đó ghi đầy đủ nội dung, diễn biến của phiên họp, kết luận, quyết định của hội đồng trọng tài và cơ sở để ra quyết định đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ra quyết định trọng tài:

Hội đồng trọng tài ra quyết định theo nguyên tắc đa số (trừ trƣờng hợp vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết). Đây là nguyên tắc chung của cơ chế “hội đồng”, nhƣng Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại chỉ quy định nguyên tắc đa số, mà không đƣa ra giải pháp xử lý trƣờng hợp không đạt đƣợc đa số nhất trí, khi mà mỗi trọng tài viên lại có một ý kiến khác nhau. Do đó đây là một bất cập có thể dẫn đến việc không thể ra quyết định trọng tài.

Giải thích về quyết định:

Một quyết định trọng tài đƣợc đƣa ra có thể vì một lý do nào đó chƣa rõ ý hoặc khó hiểu. Do vậy vấn đề đặt ra là cần thiết có thủ tục giải thích thêm quyết định nếu điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy định rõ khoảng thời gian cần thiết để các bên yêu cầu và hội đồng trọng tài gửi bản giải thích cho các bên. Theo Bản Quy tắc Trọng tài UNCITRAL (Điều 35), trong vòng ba mƣơi ngày sau khi nhận đƣợc quyết định, cùng với việc thông báo cho bên kia, mỗi bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài giải thích về quyết định đó. Việc giải thích sẽ phải lập bằng văn bản và trong vòng bốn lăm ngày sau khi nhận đƣợc yêu cầu. Văn bản giải thích là một phần quyết định.

Có những quyết định trong đó có thể có sự sai sót một cách rõ ràng về tính toán, in ấn, đánh máy hoặc viết nhầm hay bất kỳ lỗi nào tƣơng tự. Vấn đề đặt ra là có cần sửa chữa các sai sót đó không. Và, nếu cần, thì trật tự và thủ tục tiến hành nhƣ thế nào. Theo Bản Quy tắc Trọng tài UNCITRAL (Điều 36), trong vòng ba mƣơi ngày sau khi nhận đƣợc quyết định, cùng với việc thông báo cho bên kia, mỗi bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài hiệu chỉnh lại các lỗi đó. Trong vòng ba mƣơi ngày sau khi gửi quyết định, hội đồng trọng tài có thể tự điều chỉnh các quyết định theo sáng kiến của riêng mình.

Vấn đề đặt ra là ngoài các quyết định trọng tài chính, hội đồng trọng tài có thể ra quyết định bổ sung hay không. Nếu có, thì trật tự và thủ tục tiến hành nhƣ thế nào. Các quyết định bổ sung sẽ là cần thiết nếu có cơ sở để cho rằng quyết định của hội đồng trọng tài đã bỏ qua những phần có ý nghĩa quan trọng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo Bản Quy tắc Trọng tài UNCITRAL (Điều 37), trong vòng ba mƣơi ngày sau khi nhận đƣợc quyết định, cùng với việc thông báo cho bên kia, mỗi bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài ra quyết định bổ sung đối với các yêu cầu đã đƣợc trình bày trong quá trình tố tụng nhƣng bị bỏ qua. Nếu thấy yêu cầu đó là xác đáng và điều đó có thể hiệu chỉnh đƣợc mà không cần có các buổi nghe trình bày hay các chứng cứ khác nhau thì hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định bổ sung trong vòng sáu mƣơi ngày sau khi nhận đƣợc yêu cầu.

Chi phí trọng tài:

Chi phí trọng tài là các khoản chi phí cần thiết trong quá trình tố tụng trọng tài. Các khoản chi phí đó thƣờng bao gồm: tiền thù lao cho các trọng tài viên; các chi phí đi lại và chi phí khác cho trọng tài viên; các chi phí cho chuyên gia và các trợ giúp khác do hội đồng trọng tài yêu cầu…..

Mức độ của các khoản chi phí này cần do hội đồng trọng tài xác định, bởi hội đồng là ngƣời khách quan, vô tƣ và cũng đồng thời là ngƣời am hiểu sự cần thiết của các khoản chi phí và có phần quyết định về các công việc liên quan tới

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 58)