Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 51)

Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003 thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc thẩm quyền dựa trên thoả thuận trọng tài (Điều 3).

“Tranh chấp đƣợc giải quyết bằng trọng tài, nếu trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài”. Việc không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu là căn cứ để Toà án tuyên bố huỷ quyết định trọng tài khi có yêu cầu. Đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thứ hai, nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thoả thuận của các bên (Điều 3).

Trọng tài viên là ngƣời đƣợc các bên thoả thuận lựa chọn và giao cho quyền lực để giải quyết tranh chấp, quyết định trọng tài đƣợc đƣa ra có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền kháng cáo. Do đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp, yêu cầu có tính tiên quyết đối với trọng tài viên là phải độc lập, khách quan, vô tƣ, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thoả thuận của các bên. Trọng tài viên chỉ căn cứ vào pháp luật và các tình tiết thực tế để làm sáng tỏ sự thật, tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhằm giải quyết đúng đắn vụ tranh chấp. Trọng tài viên không chịu sự tác động của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, không ai đƣợc can thiệp vào hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài viên; đồng thời trọng tài viên không đƣợc định kiến đối với bất cứ bên nào.

Thứ ba, nguyên tắc xét xử một lần (Điều 6).

Đây là nguyên tắc đặc trƣng của trọng tài, theo đó quyết định của trọng tài có hiệu lực thi hành, không thể bị kháng cáo. Các bên khi đã đồng ý giao cho trọng tài quyền giải quyết vụ tranh chấp thì phải tôn trọng thực hiện quyết định của trọng tài. Nếu việc giải quyết tranh chấp của trọng tài có vi phạm

theo những trƣờng hợp đƣợc quy định cụ thể thì các bên có quyền yêu cầu Toà án xem xét để huỷ quyết định trọng tài. Việc Toà án xem xét tính hợp pháp của quyết định trọng tài chỉ trong phạm vi các vấn đề tố tụng, không đƣợc xét lại về nội dung vụ tranh chấp.

Thứ tư, nguyên tắc xét xử không công khai (Điều 38).

Nếu nhƣ Toà án phải tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai thì trọng tài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử bí mật (xử kín). Đây chính là một trong những ƣu thế của trọng tài so với Toà án, vì nó hợp với mong muốn của các nhà kinh doanh là việc giải quyết tranh chấp không làm ảnh hƣởng đến uy tín trên thƣơng trƣờng và đảm bảo đƣợc bí mật kinh doanh. Với nguyên tắc này, trọng tài không cho phép những ngƣời không liên quan đến vụ tranh chấp tham gia tiến trình tố tụng của trọng tài. Hồ sơ, tài liệu do các bên cung cấp cho trọng tài phải đƣợc giữ bí mật. Chỉ trong trƣờng hợp đƣợc các bên đồng ý thì trọng tài mới cho phép những ngƣời khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài. Trọng tài viên cũng không đƣợc tiết lộ những điều mình biết về vụ tranh chấp mà mình đã tham gia giải quyết.

Thứ năm, nguyên tắc ra quyết định trọng tài (Điều 42).

Quyết định trọng tài của Hội đồng trọng tài đƣợc lập theo nguyên tắc đa số, trừ trƣờng hợp vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết, ý kiến của thiểu số đƣợc ghi vào biên bản phiên họp. Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 51)