Thoả thuận trọng tài và thẩm quyền của trọng tài

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 53)

Thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên về việc đƣa ra trọng tài giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. Đây là vấn đề quan trọng trong

việc giải quyết tranh chấp đầu tƣ nói riêng, tranh chấp thƣơng mại nói chung bằng trọng tài. Nếu không có thoả thuận trọng tài thì các bên không thể đƣa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài thƣơng mại. Thông qua thoả thuận trọng tài, các bên tranh chấp thống nhất giao cho trọng tài quyền xem xét nội dung tranh chấp và đƣa ra phán quyết.

Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại thì : “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” (Khoản 2 điều 2) và quy định thoả thuận trọng tài nhƣ một nguyên tắc nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài” (Khoản 1 điều 3).

(i) Thoả thuận trọng tài có những chức năng quan trọng nhƣ:

Thứ nhất, một thoả thuận trọng tài có hiệu lực cho phép khẳng định Toà án không có thẩm quyền đối với việc giải quyết tranh chấp. Bằng việc xác lập thoả thuận trọng tài, các bên đã gián tiếp khƣớc từ thẩm quyền xét xử, “Cho phép loại trừ sự can thiệp của các Toà án quốc gia vào giải quyết tranh chấp, ít nhất trước khi phán quyết trọng tài được ban hành” [35, tr.159].

Thứ hai, thoả thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền của trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên, giao cho trọng tài viên quyền giải quyết tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên.

(ii) Về hình thức của thoả thuận trọng tài

Điều 9 của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 quy định thoả thuận trọng tài phải đƣợc lập bằng văn bản; ngoài ra, thoả thuận trọng tài dƣới các hình thức thƣ, điện báo, telex, fax, thƣ điện tử hoặc hình thức văn bản khác

thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cũng đƣợc coi là thoả thuận trọng tài đƣợc lập bằng văn bản.

(iii) Về hiệu lực của thoả thuận trọng tài

Hiệu lực của thoả thuận trọng tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố quan trọng nhƣ khả năng giải quyết bằng trọng tài, năng lực trọng tài.

Đối tƣợng của tranh chấp phải thuộc phạm vi những vụ việc có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài. Nếu đối tƣợng tranh chấp đã đƣợc pháp luật quy định không đƣợc giải bằng trọng tài, mà các bên vẫn thoả thuận đƣa ra trọng tài giải quyết, thì thoả thuận trọng tài vô hiệu. “Khái niệm khả năng giải quyết bằng trọng tài một sự giới hạn của trật tự công cộng đối với phạm vi của phương pháp giải quyết bằng trọng tài. Theo trật tự công cộng của mình, mỗi quốc gia có thể quyết định vấn đề nào có thể giải quyết bằng trọng tài…” [35, tr.130]

Theo quy định tại Khoản 1 điều 10 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu nó đề cập đến những tranh chấp không thuộc hoạt động thƣơng mại đƣợc quy định tại Khoản 3 điều 2 của Pháp lệnh. Cụ thể:

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003, ngoài việc xác định rõ những tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại, còn quy định chi tiết thêm về mặt chủ thể: “các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh” (điều 2).

- Năng lực trọng tài đƣợc hiểu là khả năng (năng lực pháp lý) của các bên tham gia ký kết hợp đồng có điều khoản trọng tài hoặc ký thoả ƣớc trọng tài. Đòi hỏi chủ thể tham gia ký kết phải có đầy đủ năng lực pháp lý: đối với cá nhân, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với tổ chức, phải có ngƣời đủ thẩm quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(iv) Các trƣờng hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu:

Theo quy định tại điều 10 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại thì có 6 trƣờng hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu:

- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại Pháp lệnh.

- Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.

- Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung.

- Thoả thuận trọng tài không được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.

- Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu.

Việc quy định cụ thể các trƣờng hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu nhằm mục đích ràng buộc các bên phải có trách nhiệm khi ký kết thoả thuận trọng tài, đồng thời làm căn cứ để Toà án xem xét quyết định có hợp pháp hay không khi có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.

Thẩm quyền của trọng tài:

Trọng tài là một loại hình cơ quan tài phán, do đó, vấn đề đầu tiên mà bất cứ nhà nƣớc nào cũng quan tâm đó là thẩm quyền của trọng tài. Tuỳ theo quan điểm của mỗi nƣớc mà thẩm quyền của trọng tài đƣợc quy định khác nhau, nhìn chung, thẩm quyền của trọng tài đƣợc pháp luật các nƣớc quy định theo một trong hai xu hƣớng:

- Quy định thẩm quyền trọng tài theo phương pháp liệt kê:

Theo xu hƣớng này thì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp cụ thể đƣợc pháp luật quy định. Do đó, các quy định của pháp luật dễ dàng đƣợc áp dụng nhƣng lại hạn chế thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Để hiểu rõ hơn về xu hƣớng này, ta có thể tìm đọc Luật trọng tài thống nhất của Mỹ năm 1955 (điều 1), Luật trọng tài của Brazin năm 1996 (điều 1), Luật trọng tài thƣơng mại quốc tế của Nga năm 19931.

- Quy định thẩm quyền theo phương pháp loại trừ:

Nhằm mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thƣơng mại, pháp luật trọng tài nhiều nƣớc không liệt kê những việc thuộc thẩm

1 Chẳng hạn Luật trọng tài thống nhất của Mỹ (1955) quy định “Một thoả thuận bằng văn bản đƣa ra trọng tài để giải quyết bất kỳ tranh cãi nào hoặc một điều khoản trong hợp đồng bằng văn bản nhằm đƣa ra trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh sau đó giữa các bên sẽ có hiệu lực, có thể đƣợc thi hành và không bị huỷ bỏ, theo căn cứ trong luật hoặc luật công lý cho bất sự huỷ bỏ bất kỳ hợp đồng nào. Luật này cũng áp dụng cho các thoả thuận trọng tài giữa ngƣời thuê lao động và ngƣời lao động hoặc giữa đại diện của họ trừ khi có quy định khác trong thoả thuận (điều 1)”.

quyền giải quyết của trọng tài mà chỉ liệt kê những việc trọng tài không đƣợc giải quyết. Chẳng hạn, điều 2 Luật trọng tài Trung Quốc năm 1994 quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài”. Đồng thời, Điều 3 của Luật này cũng quy định những loại tranh chấp không thể đưa ra trọng tài, đó là: tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ, thừa kế; tranh chấp hành chính. Xu hƣớng quy định này cũng đƣợc pháp luật về trọng tài của một số nƣớc áp dụng nhƣ Luật trọng tài CHLB Đức (điều 1030) hoặc Bộ luật tố tụng dân sự của Inđônêsia (điều 615, 616 quy định về các vấn đề mà các bên có thể đƣa ra trọng tài giải quyết).

Pháp luật trọng tài thƣơng mại Việt Nam đi theo xu hƣớng liệt kê khi quy định thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại, theo đó, trọng tài có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh. Tuy nhiên, so với quy định của Luật thƣơng mại Việt Nam 2005 thì khái niệm thƣơng mại trong Pháp lệnh trọng tài quy định có phần hẹp hơn, theo hƣớng liệt kê đã tạo ra quy định “cứng”, chƣa thật sự phù hợp với bản chất quyền lực của trọng tài là “quyền lực đại diện”, trên cơ sở sự thoả thuận của các bên tranh chấp. Việc liệt kê cụ thể các hành vi thƣơng mại của Pháp lệnh không bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp có thể phát sinh tranh chấp trên thực tế, do đó đã hạn chế quyền tự định đoạt của các chủ thể kinh doanh. Trong khi đó, Luật thƣơng mại mặc dù cũng quy định theo hƣớng liệt kê nhƣng cho phép xác định tất cả các “hoạt động nhằm mục đích sinh lời” đều là hoạt động thƣơng mại, nên nó mang tính khái quát cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)