Chấp nhận thẩm quyền xét xử của các toà trọng tài quốc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 78)

trong các Hiệp định đầu tư song phương của Việt Nam

Ký kết các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng là một phƣơng thức thu hút đầu tƣ bằng các cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tƣ. Một trong những quy định quan trọng nhất của các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng là quy định về giải quyết tranh chấp đầu tƣ, mà phần không thể thiếu là chấp nhận thẩm quyền xét xử của trọng tài quốc tế. Thông qua sự chấp nhận này, các nƣớc nhận đầu tƣ có thể sẵn sàng chịu sự xét xử của một bên thứ ba trung lập (tức trọng tài quốc tế) về việc thực hiện những nghĩa vụ bảo hộ đầu tƣ mà họ cam kết trong các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng. Hiện nay, Việt Nam đang xem xét tham gia Công ƣớc quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tƣ giữa quốc gia nhận đầu tƣ và công dân nƣớc khác (Công ƣớc Washington năm1965), mà hậu quả của nó sẽ là chấp nhận thẩm quyền xét xử của Trọng tài ICSID trong các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng này. Bởi đây loại hình đƣợc ƣa chuộng nhất trong các trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hầu hết trong các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có quyền đƣa tranh chấp ra trƣớc cơ quan xét xử mà họ lựa chọn nhƣ Toà án, Trung tâm trọng tài của nƣớc nhận đầu tƣ hay Toà trọng tài quốc tế. Cũng trong các hiệp định đó, Việt Nam chấp nhận vô điều kiện thẩm quyền xét xử của toà trọng tài quốc tế. Sự chấp nhận trƣớc sẽ có hiệu lực bắt buộc bất cứ khi nào tranh chấp giữa Việt Nam và nhà đầu

tƣ nƣớc ngoài đƣợc đệ trình lên. Nhìn chung, trong các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng đều quy định về các loại trọng tài quốc tế sau:

- Quy định về Trọng tài ICSID và Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư:

Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tƣ (ICSID) là một hệ thống thể chế trọng tài và hoà giải duy nhất đƣợc thiết kế dành riêng cho việc giải quyết các tranh chấp đầu tƣ. ICSID đƣợc thành lập theo Công ƣớc Washington năm 1965 về Giải quyết các tranh chấp đầu tƣ giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ƣớc ICSID), có hiệu lực từ 14/10/1966.

So với các Trung tâm trọng tài khác thì Trọng tài ICSID có những thế mạnh nhƣ ICSID có đầy đủ tƣ cách pháp lý quốc tế, các nhà hoà giải và trọng tài viên của Trung tâm đƣợc hƣởng quyền miễn trừ tố tụng đối với các hành vi thực hiện chức năng của họ, trừ khi ICSID tƣớc bỏ quyền miễn trừ đó (Điều 18). Việc xét xử của Trọng tài ICSID đƣợc điều chỉnh bởi luật quốc tế, tức là Công ƣớc ICSID và các quy tắc đặt ra theo quy định của Công ƣớc, chứ không phải bằng pháp luật quốc gia. Tất cả các nƣớc thành viên của ICSID, dù có là bên tranh chấp hay không, đều buộc phải công nhận và cho thi hành phán quyết của ICSID. Do vậy, ngƣời ta tin tƣởng vào sự độc lập và tính công minh của Trọng tài ICSID.

Trong các quy định của Hiệp định đầu tƣ song phƣơng của Việt Nam, trọng tài ICSID đƣợc chấp nhận là nơi xét xử các tranh chấp đầu tƣ giữa một nƣớc ký kết và nhà đầu tƣ của nƣớc ký kết kia. Tuy nhiên, Trọng tài ICSID chỉ có thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp đầu tƣ giữa quốc gia thành viên và công dân của quốc gia thành viên khác (Điều 25 Công ƣớc). Do đó, các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng nêu rõ rằng việc đƣa tranh chấp ra Trọng tài

ICSID chỉ đƣợc phép khi các bên ký kết đều là thành viên của ICSID. Ngoài ra, một số hiệp định còn đƣa ra thêm một lựa chọn khác đó là trọng tài hay hoà giải theo Cơ chế phụ trợ của ICSID, dành cho tranh chấp trong đó một bên không phải là quốc gia thành viên hay công dân của quốc gia thành viên Công ƣớc. Chẳng hạn nhƣ trong Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam và Anh; hay Hiệp định thƣơng mại giữa Việt Nam và Mỹ.

- Quy định về quy tắc trọng tài UNCITRAL.

Hầu hết các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng của Việt Nam khi nhắc đến ICSID cũng cho phép các nhà đầu tƣ lựa chọn trọng tài ad-hoc thành lập theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Một số hiệp định chỉ chấp nhận mỗi thẩm quyền xét xử của UNCITRAL. Các quy tắc của trọng tài đƣợc ban hành nhằm tạo sự thống nhất về những bƣớc thủ tục cơ bản của trọng tài ad-hoc [53, tr.17]

- Quy định về các trọng tài quốc tế khác trong các hiệp định đầu tư song phương của Việt Nam.

Các tranh chấp giữa các quốc gia và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn có thể đƣợc đƣa ra một toà trọng tài ad-hoc theo các quy tắc trọng tài quy định trong chính các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng. Trong Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam với Singapo không đề cập đến ICSID mà kết hợp Các quy tắc trọng tài và hoà giải của UNCITRAL với những quy định đặt ra trong hiệp định đó. Tuy nhiên, trong một số Hiệp định đầu tƣ song phƣơng thì hình thức trọng tài ad-hoc cũng đƣợc lựa chọn nhƣ: Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp về trƣng thu tài sản, hay trong Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam với Vƣơng quốc Anh nếu hai bên không thoả thuận đƣợc về cơ quan xét xử thì sẽ thành lập trung tâm trọng tài thành lập theo Quy tắc trọng tài của UNCITRAL….

Có hiệp định lại không đề cập cụ thể thành lập toà trọng tài nhƣ thế nào. Chẳng hạn, Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam với Inđônêsia chỉ đơn giản quy định rằng cho phép đƣa các tranh chấp giữa quốc gia với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra một toà trọng tài do các bên ký kết thành lập. Nhìn chung hình thức ad-hoc trong giải quyết tranh chấp đầu tƣ đƣợc sử dụng khá ít trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)