Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các phán quyết của

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 83)

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, quyết định của trọng tài nƣớc ngoài là quyết định đƣợc tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nƣớc ngoài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thƣơng mại (khoản 2 điều 342). Ngƣời đƣợc thi hành hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cƣ trú, làm việc tại Việt Nam hoặc tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu (khoản 1 điều 344). Quyết định của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật nhƣ quyết định của toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật (khoản 30 điều 346).

Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài dựa trên các nguyên tắc sau:

- Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài trong trƣờng hợp quyết định đƣợc tuyên tại nƣớc hoặc của trọng tài của nƣớc mà Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề này.

- Bản án, quyết định dân sự của toà án nƣớc ngoài, quyết định của trọng tài nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nƣớc đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ƣớc quốc tế về vấn đề đó.

- Bản án, quyết định dân sự của toà án nƣớc ngoài hoặc quyết định của trọng tài nƣớc ngoài chỉ đƣợc thi hành tại Việt Nam sau khi đƣợc toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Theo quy định tại điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự thì quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

- Các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thoả thuận đó theo pháp luật đƣợc áp dụng cho mỗi bên.

- Thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nƣớc mà theo các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nƣớc nơi quyết định đã đƣợc tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho các thoả thuận đó.

- Cá nhân, cơ quan tổ chức phải thi hành không đƣợc thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nƣớc ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện đƣợc quyền tố tụng của mình.

- Quyết định của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên về một vụ tranh chấp không đƣợc các bên yêu cầu giải quyết hoặc vƣợt quá yêu cầu của các bên ký kết thoả thuận trọng tài.

- Thành phần trọng tài nƣớc ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài nƣớc ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nƣớc nơi quyết định của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về vấn đề đó.

- Quyết định của trọng tài nƣớc ngoài chƣa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.

- Quyết định của trọng tài nƣớc ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nơi quyết định trọng tài đã đƣợc tuyên hoặc của nƣớc có pháp luật đã đƣợc áp dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành.

Ngoài ra, quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu toà án Việt Nam xét thấy:

- Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không đƣợc giải quyết theo thể thức trọng tài.

- Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Ta thấy rằng, về mặt pháp luật, quyết định của trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó đƣợc hình thành theo trật tự trật tự pháp luật của quốc gia nơi có trọng tài đƣa ra quyết định đó. Vì vậy các quy định của pháp luật quốc gia về trƣờng hợp huỷ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài cũng là bộ phận cấu thành của hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tính hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài. Do vậy, ở quốc gia có trọng tài đƣa ra quyết định mà quyết định đó không đƣợc coi là có hiệu lực pháp luật thì ở nƣớc ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và cho thi hành quyết định đó.

Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định như sau:

Đơn yêu cầu thi hành đƣợc gửi tới Bộ Tƣ Pháp Việt Nam, kèm theo các giấy tờ, tài liệu đƣợc quy định tại điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế không quy định hoặc không có điều ƣớc quốc tế liên quan, thì phải có bản sao hợp pháp có quyết định của trọng tài nƣớc ngoài; bản sao hợp pháp thoả thuận trọng tài các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà pháp luật của nƣớc hữu quan quy định có thể giải quyết theo thể thức đó.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu, Bộ Tƣ pháp chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34, 35 Bộ luật này (về thẩm quyền của toà án cấp tỉnh và thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ). Toà án thụ lý và mở phiên toà xét đơn yêu cầu. Đồng thời quyết định của trọng tài nƣớc ngoài đã đƣợc toà án Việt Nam xem xét và công nhận cho thi hành tại Việt Nam cũng có thể bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài (từ điều 364 đến 374).

Qua các nội dung đã phân tích ở trên, ta thấy rằng Pháp luật trọng tài thƣơng mại hiện hành của Việt Nam mà xƣơng sống của nó là Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động của trọng tài thƣơng mại so với trƣớc đây. Pháp luật về trọng tài đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho hoạt động của tất cả các trung tâm trọng tài trên cả nƣớc với tƣ cách là tổ chức tài phán phi chính phủ; thừa nhận rộng rãi quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài thƣơng mại thông qua việc định nghĩa khái niệm “hoạt động thƣơng mại” theo hƣớng tiếp cận định nghĩa thƣơng mại trong Luật Mẫu UNCITRAL về thƣơng mại quốc tế…. Những quy định này góp phần tạo ra một cơ chế hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp của trọng tài, góp phần thúc đẩy đầu tƣ thƣơng mại phát triển.

Bên cạnh đó, hoạt động giải quyết tranh chấp đầu tƣ nƣớc ngoài bằng trọng tài còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật quốc tế. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, góp phần mở rộng tính quốc tế của quyết định trọng tài, cũng nhƣ của tố tụng trọng tài nhƣ Công ƣớc New-york năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài; hay tạo ra thống

nhất lựa chọn các hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp nhƣ trong các Hiệp định bảo hộ đầu tƣ song phƣơng…

Trong các vấn đề pháp lý về tố tụng trọng tài thì vấn đề thi hành quyết định của trọng tài có ý nghĩa rất lớn, tạo ra sức hấp dẫn cho phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài là quyết định chung thẩm, có giá trị ngang với bản án đƣợc tuyên của Toà án và đƣợc thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự mà không cần phải thông qua việc công nhận và cho thi hành của Toà án. Đây là điểm rất tiến bộ của pháp luật về trọng tài thƣơng mại của Việt Nam.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI

3.1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI Ở NƢỚC TA

3.1.1 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm trọng tài thƣơng mại ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có các trung tâm trọng tài đang hoạt động theo Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 nhƣ sau [39, tr.23]:

- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC); - Trung tâm trọng tài thƣơng mại quốc tế Á Châu; - Trung tâm trọng tài thƣơng mại Hà Nội;

- Trung tâm trọng tài thƣơng mại TP. Hồ Chí Minh; - Trung tâm trọng tài thƣơng mại Cần Thơ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dƣơng;

Với tổng số trọng tài viên của các trung tâm trọng tài (trọng tài thƣờng trực) là 186 ngƣời, trong đó: Trung tâm trọng tài quốc tế 123 trọng tài viên, trung tâm trọng tài thƣơng mại TP. Hồ Chí Minh có 26 trọng tài viên, trung tâm trọng tài thƣơng mại quốc tế Á Châu có 20 trọng tài viên, trung tâm trọng tài thƣơng mại Hà Nội và trung tâm trọng tài thƣơng mại Cần Thơ đều có 6 trọng tài viên, trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dƣơng (mới thành lập trong năm 2007) có 5 trọng tài viên sáng lập.

Phần lớn các trọng tài viên ở nƣớc ta hiện nay đang hoạt động kiêm nhiệm, nhiều trọng tài viên có tên trong danh sách trung tâm trọng tài nhƣng chƣa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp nào, do đó, hầu nhƣ không

có cơ hội để cọ xát với thực tiễn nghề nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng. Với số lƣợng thụ lý tranh chấp ít và hoạt động ở mức độ cầm chừng thì các trọng tài viên này rất khó đảm bảo đƣợc chất lƣợng hoạt động hành nghề trong lĩnh vực trọng tài.

Số vụ việc do các trung tâm trọng tài thƣơng mại thụ lý năm 2006 là 46 vụ, trong đó 33 vụ đã đƣợc giải quyết (tổng hợp báo cáo của các trung tâm trọng tài thƣơng mại hiện có tại Việt Nam) [39, tr.24]. Tình hình giải quyết tranh chấp cụ thể của các trung tâm nhƣ sau:

- Theo báo cáo của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thì tình hình giải quyết tranh chấp của trung tâm trọng tài này là:

+ Nhiệm kỳ I (1993-1997): tổng cộng thụ lý 83 vụ, xét xử và ra phán quyết 53 vụ, hoà giải 7 vụ, 14 vụ các bên tự hoà giải và rút đơn kiện. Trị giá tranh chấp từ vài chục ngàn đến gần hai triệu USD. Trung bình mỗi năm xét xử trên dƣới 20 vụ, một nửa trong số đó thông qua thƣơng lƣợng, hoà giải. Các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài chủ yếu liên quan đến Singapo, Đài Loan, Hồng Kông…

+ Nhiệm kỳ II (1998-2001): Năm 1999 thụ lý 16 vụ, trong đó xét xử 11 vụ, hoà giải 2 vụ và rút đơn 3 vụ. Năm 2000 thụ lý 21 vụ, trong đó xét xử 16 vụ, hoà giải 3 vụ và rút đơn 2 vụ. Năm 2001 thụ lý 14 vụ, trong đó xét xử 10 vụ, hoà giải 1 vụ và rút đơn 3 vụ.

+ Nhiệm kỳ III (2002-2005): Năm 2004 trung tâm đã thụ lý 26 vụ, tăng 85,7% so với năm 2003 (14 vụ); tăng 62,5% so với năm 2002 (16 vụ), tăng 85,7% so với năm 2001 (14 vụ). Năm 2005 thụ lý 18 vụ, đã giải quyết xong 5 vụ [64].

+ Năm 2006 số vụ thụ lý cao nhất từ trƣớc đến nay là 36 vụ, trong đó đã giải quyết 18 vụ, có vụ tranh chấp trị giá 3,6 triệu USD [47, tr.3].

- Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (HEAC), hiện nay đổi tên thành trung tâm Trung tâm trọng tài thƣơng mại Hà Nội có số vụ việc đƣợc gửi đến ngày càng giảm.

Hai năm (2000, 2001) trung tâm thụ lý 7 vụ; trong đó năm 2000 là 5 vụ, năm 2001 là 2 vụ. Trong số 7 vụ đã thụ lý có 5 vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế, 2 vụ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty. Số vụ hoà giải thành là 2; hai vụ có phán quyết nhƣng không thi hành đƣợc; ba vụ các bên tranh chấp tự rút sau lần hoà giải thứ hai. Số vụ có yếu tố nƣớc ngoài là 2 [62, tr.158].

- Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ từ khi thành lập đến tháng 8/2002 chủ yếu làm nhiệm vụ tƣ vấn và tuyên truyền pháp luật [62, tr.159].

- Trung tâm kinh tế Sài Gòn (hiện nay là trung tâm trọng tài thƣơng mại TP. Hồ Chí Minh): từ năm 2003 đến nay gần nhƣ không có ngƣời tìm đến, trong số 30 hồ sơ (thụ lý từ 1998 đến 2002) thì chỉ giải quyết đƣợc 16 vụ (trong đó 12 vụ hoà giải thành, 4 vụ ra phán quyết) [62, tr.159].

Nhƣ vậy, ngoài trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thì các trung tâm trọng tài khác từ khi thành lập đến nay cũng gần nhƣ trong cảnh “không ngƣời tìm đến” [39, tr.27].

Sang đến năm 2007, số lƣợng các vụ kiện tranh chấp về đầu tƣ thƣơng mại vẫn chủ yếu tập trung vào Trung tâm trọng tài thƣơng mại quốc tế (VIAC). Theo báo cáo của Luật sƣ Trần Hữu Huỳnh (Phó chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam) tại buổi Hội thảo về Trọng tài thƣơng mại ngày 1 tháng 4 năm 2008 tại Hà Nội thì số lƣợng vụ tranh chấp đƣợc thụ lý ở trung tâm trong năm 2007 là 30 vụ, trong đó có 3 vụ liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài. Có 5 quốc gia có vụ tranh chấp nhiều nhất tại VIAC đó là: Mỹ (5 vụ,

chiếm 17%); British Virgin Island (2 vụ, chiếm 7%); Malaysia (2 vụ, chiếm 7%); Trung Quốc (2 vụ, chiếm 7%); Hàn Quốc (2 vụ, chiếm 7%).

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, so với các trung tâm trọng tài khác thì chỉ có VIAC hoạt động ngày càng khẳng định đƣợc uy tín của mình, với số vụ tranh chấp ngày càng tăng. Trong thời gian vừa qua thì VIAC đã kết nạp thêm 6 chuyên gia nƣớc ngoài vào Danh sách trọng tài viên 1. Việc kết nạp trọng tài viên nƣớc ngoài xuất phát từ thực tế giải quyết tranh chấp trong các năm qua của tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho thấy số vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài chiếm khoảng trên 80% [47, tr.3]. Ngoài ra, theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003, đối với vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, các bên có thể chọn trọng tài viên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài của Việt Nam hoặc trọng tài viên nƣớc ngoài. Do đó, việc kết nạp trọng tài viên nƣớc ngoài vào danh sách trọng tài viên của VIAC vừa đáp ứng nhu cầu thực tế về giải quyết tranh chấp, vừa nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của mình so với các trung tâm trọng tài trong nƣớc và các trung tâm trọng tài trong khu vực. Hầu hết những trọng tài viên này đều là các chuyên gia ở các Văn phòng luật sƣ của nƣớc ngoài ở Việt Nam, bên cạnh đó thì có ông Yasunobu Sato (Trƣờng đại học Tokyo Nhật Bản), ông Vinodh Sabesan Coomaraswamy (Công ty Luật Shook Lin & Bok LLP - Singapo).

Ngoài Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, các trung tâm trọng tài khác hoạt động không đáng kể, gần nhƣ trong tình trạng không có việc làm. Đây là thực trạng đáng lo ngại cho sự phát triển của của các trung tâm trọng tài ở nƣớc ta, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ từ trong quy định của pháp luật cũng nhƣ các giải pháp liên quan khác.

1Ta có thể tìm hiểu thông tin về Danh sách trọng tài viên VIAC tại trang Web của Trung tâm trọng tài quốc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 83)