Luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 66)

Tranh chấp đầu tƣ trong nƣớc và tranh chấp đầu tƣ có yếu tố nƣớc ngoài khi lựa chọn giải quyết bằng trọng tài có sự khác nhau khá cơ bản thể hiện ở các điểm: hội đồng trọng tài sẽ áp dụng quy tắc trọng tài mà các bên chọn áp dụng; quyền lựa chọn trọng tài viên nƣớc ngoài; quyền lựa chọn luật áp dụng; các bên có thể thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp ở nƣớc ngoài [42, tr.6]. Trong các quyền lựa chọn trên thì việc quy định quyền đƣợc lựa chọn luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp có ý nghĩa rất lớn đối với các bên chủ thể của quan hệ đầu tƣ. Nó tạo ra cho nhà đầu tƣ tâm lý yên tâm bởi họ có thể lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ cho rằng sẽ bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của mình.

Luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp đầu tƣ nƣớc ngoài bằng trọng tài gồm hai yếu tố, đó là: luật nội dung đƣợc áp dụng để xem xét quyền, nghĩa vụ của các bên và luật tố tụng đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài. Trong phạm vi bài viết này, vấn đề trên đƣợc trình bày gồm hai phần đó là: phần thứ nhất trình bày khái quát chung về luật áp dụng trong xét xử quốc tế của trọng tài và phần thứ hai về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mỗi một nội dung trên đƣợc phân tích trên hai phƣơng diện đó là luật nội dung để giải quyết tranh chấp và luật tố tụng trọng tài.

Khái quát chung về luật áp dụng trong xét xử quốc tế của trọng tài.

Khái niệm xét xử quốc tế đƣợc đề cập nhằm phân biệt với xét xử tranh chấp đầu tƣ đơn thuần trong nƣớc. Khi tranh chấp về đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đƣa ra trọng tài thì vấn đề lựa chọn luật cũng đƣợc đặt ra, bởi pháp luật trọng tài của hầu hết các nƣớc đều thừa nhận quyền đƣợc chọn luật áp dụng của các bên trong tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Liên quan đến loại tranh chấp này thì có rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể đƣợc áp dụng nhƣ pháp

luật của các bên mang quốc tịch, pháp luật của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, pháp luật nơi hợp đồng đầu tƣ đƣợc thực hiện…

(i) Về phương diện xác định luật áp dụng để xét xử tranh chấp:

Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng nói chung và các cam kết về đầu tƣ nói riêng. Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tế, luật áp dụng cho hợp đồng đƣợc hình thành trên cơ sở pháp lý sau:

Thứ nhất, luật do các bên lựa chọn.

Về nguyên tắc, luật do các bên lựa chọn là luật đƣợc các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng, ngoài những điều khoản cơ bản của hợp đồng thì lựa chọn luật áp dụng là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật áp dụng cho hợp đồng là luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng, các bên thƣờng chỉ quan tâm đến hiệu lực của nó đối với quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng mà ít khi tính đến sự ảnh hƣởng của luật này đối với quyền và nghĩa vụ của các bên nếu sau này xảy ra tranh chấp hợp đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra và làm tăng thêm trách nhiệm với nhau, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên thƣờng thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng trong điều khoản trọng tài. Bởi vì, về mặt pháp lý thì thoả thuận trọng tài đƣợc xem nhƣ giao kết độc lập với hợp đồng đầu tƣ của các bên. Do đó, ngay cả trong trƣờng hợp hợp đồng bị vô hiệu thì thoả thuận trọng tài của hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Nhƣ vậy, việc xây dựng thoả thuận trọng tài mà trong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để bên bị vi phạm đƣợc bảo vệ quyền lợi trƣớc cơ quan xét xử. Theo pháp luật của hầu hết các nƣớc

và các điều ƣớc quốc tế về thoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đảm bảo hai tiêu chuẩn: phải đƣợc các bên thoả thuận và phải đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản.

Thứ hai, luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng.

Trong trƣờng hợp các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng và những điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận không có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết thì luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng sẽ đƣợc trọng tài áp dụng để xét xử tranh chấp giữa các bên. Khoản 1 điều 4 Công ƣớc Roma (1980) về luật áp dụng cho hợp đồng trong thƣơng mại quốc tế quy định: Nếu các bên không chọn luật áp dụng thì luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng sẽ được áp dụng. Luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng có thể là luật của nước mà các bên mang quốc tịch hoặc cư trú; luật nơi ký kết hợp đồng; luật nơi thực hiện hợp đồng; luật nơi có tài sản là đối tượng tranh chấp của hợp đồng…Việc quyết định luật nào là luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng làm cơ sở xét xử tranh chấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lập luận của trọng tài. Cơ sở những lập luận này dựa vào những chứng cứ, tình huống của từng vụ kiện cụ thể, trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng của các bên và bảo vệ các nguyên tắc của thƣơng mại quốc tế, trong đó quyền lợi của các bên, các điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận phải đƣợc bảo vệ; nguyên tắc trung thực thƣơng mại, nguyên tắc tôn trọng giá trị đạo đức… phải đƣợc tôn trọng.

(ii) Về phương diện xác định luật tố tụng trong tố tụng trọng tài.

Việc xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thƣơng mại quốc tế bị chi phối bởi nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên và nguyên tắc nơi toạ lạc của trọng tài.

Nếu khi giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế tại toà án thì toà án phải tuân thủ nguyên tắc lex fori, theo đó toà án buộc phải tiến hành mọi thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật nƣớc mình về tố tụng thì việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài lại khác với toà án. Trong nhiều trƣờng hợp, trọng tài không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định về thủ tục tố tụng về trọng tài của nƣớc mà trọng tài tiến hành xét xử. Bởi vì, nguyên tắc thoả thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế nói chung, không những chi phối việc chọn luật để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn chi phối cả việc thành lập hoặc chọn trọng tài trong đó bao gồm cả việc đƣa ra các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật tố tụng cho quá trình xét xử của trọng tài.

Trên thực tế, khi thoả thuận về trọng tài để xét xử tranh chấp, các bên có thể chỉ định một hội đồng trọng tài thƣờng trực (trọng tài thiết chế) hoặc cũng có thể thoả thuận thành lập trọng tài ad-hoc (trọng tài vụ việc). Trong mỗi trƣờng hợp chọn hình thức trọng tài thì việc chọn luật áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng khác nhau, đó là:

- Trong trƣờng hợp các bên thoả thuận chọn trọng tài thƣờng trực cụ thể để xét xử tranh chấp của mình thì đồng nghĩa với việc các bên thoả thuận chọn luật tố tụng để áp dụng cho trọng tài đó. Bởi khi trọng tài thƣờng trực đƣợc các bên thoả thuận lựa chọn xét xử tranh chấp thì cơ quan này sẽ áp dụng thủ tục tố tụng của mình để tiến hành xét xử. Quy định này thƣờng đƣợc ghi nhận trong điều khoản trọng tài mẫu của tổ chức trọng tài thƣờng trực đó. Chẳng hạn, điều khoản trọng tài mẫu của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ đƣợc giải quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, theo Qui tắc tố tụng của trung tâm này”.

- Trong trƣờng hợp các bên thoả thuận thành lập trọng tài ad-hoc thì việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài sẽ do các bên tự quyết định. Các bên có thể thoả thuận xây dựng nên các nguyên tắc một cách độc lập và cũng có thể chọn các quy định về tố tụng của một tổ chức trọng tài thƣờng trực nào đó để áp dụng cho trọng tài mà các bên đã lập ra. Trong trƣờng hợp các bên lựa chọn các quy định của tổ chức trọng tài thƣờng trực nào đó thì các quy định này có thể đƣợc các bên thoả thuận giữ nguyên hoặc sửa đổi, bổ sung trƣớc khi áp dụng.

Thứ hai, áp dụng nguyên tắc nơi toạ lạc của trọng tài.

Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến việc chọn luật tố tụng cho trọng tài là việc xác định nơi “toạ lạc trọng tài” (arbitral seat) trong quá trình xét xử tranh chấp. Theo thuyết này thì luật của nơi mà trọng tài tiến hành xét xử tranh chấp sẽ chi phối hoạt động tố tụng trọng tài; đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp các bên không thoả thuận chọn luật tố tụng và thƣờng xảy ra với trọng tài ad-hoc [27, tr.136]. Thuyết “nơi toạ lạc của trọng tài” không những đƣợc áp dụng trên thực tế mà nội dung của thuyết này còn đƣợc ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhƣ Công ƣớc New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài tại Điều 3 và Điều 4 (1.d) và tại Điều 16 của Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL.

Nhƣ vậy, vấn đề chọn luật tố tụng trọng tài trƣớc tiên phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận của các bên chủ thể. Nếu không có thoả thuận thì học thuyết “nơi toạ lạc của trọng tài” sẽ đƣợc áp dụng để xác định luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thƣơng mại quốc tế.

Vấn đề xác định luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xác định luật nội dung và luật tố tụng là hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của trong việc xác định luật trong hoạt động của trọng tài thƣơng mại quốc tế. Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại Việt Nam năm 2003 không phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài của các trung tâm trọng tài, việc lựa chọn trung tâm trọng tài nào là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên. Do đó, các trung tâm trọng tài nhìn chung đều có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp đầu tƣ nƣớc ngoài.

(i) Về phương diện xác định luật áp dụng để xét xử tranh chấp:

Thứ nhất, trường hợp các bên chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Điều 49, khoản 5 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại Việt Nam 2003 quy định: „„Các bên có quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh này, tập quán thƣơng mại quốc tế để giải quyết vụ tranh chấp‟‟.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 thì „„Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng luật do các bên lựa chọn. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật của nƣớc ngoài không đƣợc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam‟‟.

Pháp lệnh cho phép các bên lựa chọn pháp luật nƣớc ngoài nhƣng không quy định rõ là các bên phải lựa chọn pháp luật áp dụng nhƣ thế nào. Theo tinh thần chung của Pháp lệnh thì các bên hoàn toàn có thể lựa chọn pháp luật vào thời điểm xác lập hợp đồng. Theo thực tiễn trọng tài thƣơng mại quốc tế Việt Nam thì thời điểm lựa chọn pháp luật áp dụng còn có thể muộn hơn và có thể đƣợc thể hiện trong quá trình tham gia tố tụng.

- Thứ hai, trường hợp các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Theo Điều 7 khoản 2 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại Việt Nam 2003 thì „„Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định‟‟. Ngoài ra, theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đƣợc áp dụng từ ngày 1/7/2004 thì „„Hội đồng trọng tài quyết định chọn luật áp dụng mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp‟‟. Trong thực tiễn, khi các bên không có thoả thuận chọn pháp luật áp dụng, Trọng tài quốc tế Việt Nam đƣa vào nhiều yếu tố của tranh chấp để xác định luật áp dụng cho hợp đồng, trên cơ sở cân nhắc một cách hợp lý các yếu tố để đảm bảo một cách tốt nhất sự thuận lợi cho các bên tranh chấp [34, tr.239]. Điều này ta sẽ đƣợc thấy rõ qua các trƣờng hợp sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp thứ nhất, liên quan đến tranh chấp giữa một công ty Ba Lan và một doanh nghiệp Việt Nam. Theo phán quyết của trọng tài „„Trong hợp đồng do hai bên ký kết không quy định luật áp dụng cho hợp đồng, Trọng tài xét xử vụ kiện này đã quyết định luật áp dụng cho hợp đồng là Luật Việt Nam, căn cứ vào các tiêu chí sau : người xuất khẩu (người bán) là doanh nghiệp Việt Nam; tại phiên họp xét xử nguyên đơn (Ba Lan) tuyên bố chấp nhận luật áp dụng cho hợp đồng là luật Việt Nam và bị đơn không phản đối ‟‟ [36, tr.78-79].

Trường hợp thứ hai, liên quan đến tranh chấp giữa một doanh nghiệp Việt Nam (nguyên đơn) và doanh nghiệp Hàn Quốc (bị đơn). Theo bị đơn, do hai bên không quy định trong hợp đồng nên bị đơn đề nghị chọn luật nội dung của Hàn Quốc để giải quyết vụ kiện. Nhƣng theo nguyên đơn, chọn luật Hàn Quốc là không có cơ sở pháp lý mà phải chọn luật Việt Nam. Cuối cùng „„Uỷ ban trọng tài nhận thấy Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam, được thực hiện

chủ yếu tại Việt Nam (lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử, bảo hành). Do đó, Uỷ ban trọng tài quyết định áp dụng Luật Việt Nam‟‟1[50, tr.22].

(ii) Vấn đề xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài :

Theo quy định tại điều 19 Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003: “Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do

1

Nội dung cụ thể của tranh chấp như sau:

Ngày 12/3/2002 nguyên đơn (công ty Việt Nam) ký hợp đồng mua bán màn hình LED với bị đơn (công ty Hàn Quốc), trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐTTTC ký ngày 10/4/2002 và hợp đồng uỷ thác nhập khẩu số 44/2002/UTNKký ngày 10/4/2002 giữa nguyên đơn và công ty cho thuê tài chính. Qua một năm kể từ ngày lắp đặt và vận hành, màn hình LED đã bộc lộ nhiều sai sót về chất lƣợng, kỹ thuật nên không thể sử dụng đƣợc. Sau nhiều lần thƣơng lƣợng không đạt hiệu quả, nguyên đơn đã kiện bị đơn ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) để buộc bị đơn phải nhận lại màn hình và bồi thƣờng thiệt hại phát sinh mà nguyên đơn phải gánh chịu.

Trong bản giải trình gửi Uỷ ban trọng tài, bị đơn đã trình bày nhƣ sau: bị đơn cho rằng điều khoản trọng tài trong hợp đồng không có hiệu lực vì ngƣời ký hợp đồng của bị đơn chỉ là trƣởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổng giám đốc của bị đơn chỉ ký giấy uỷ quyền cho trƣởng Văn phòng đại diện giao dịch và ký hợp đồng với Công ty cho thuê tài chính về Dự án màn hình LED của nguyên đơn. Và luật áp dụng, do hai bên không quy định trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 66)