Ở Việt Nam, thủ tục Toà án công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài chỉ đặt ra đối với quyết định của trọng tài nƣớc ngoài mà không áp dụng cho trọng tài trong nƣớc. Quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng, pháp luật đã công nhận sự tồn tại của trọng tài thƣơng mại trong nƣớc nói chung và các phán quyết của trọng tài quốc tế nói riêng thì cũng phải công nhận và có biện pháp để đảm bảo các phán quyết của trọng tài có hiệu lực pháp luật. Quyết định của trọng tài khi có hiệu pháp luật thì cần phải đƣợc Nhà nƣớc đối xử nhƣ một quyết định của Toà án: bản án có giá trị cƣỡng chế thi hành thì quyết định của trọng tài cũng có giá trị cƣỡng chế thi hành. Chính vì vậy, Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003 đã đƣa ra quy định có tính tiến bộ so với quy định của nhiều nƣớc trên thế giới. Quyết định của trọng tài không những có tính chất chung thẩm, các bên phải thi hành (Điều 6) mà còn đƣợc cơ quan thi hành án dân sự cƣỡng chế thi hành nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện.
Theo quy định tại Khoản 1 điều 57 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì điều kiện để bên được thi hành quyết định của trọng tài có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành quyết định trọng tài là:
- Quyết định của trọng tài đã có hiệu lực và không có quyết định của Toà án huỷ quyết định của trọng tài.
- Đã hết thời hạn 30 ngày mà quyết định của trọng tài không đƣợc thi hành.
Chủ thể được yêu cầu thi hành là bên được thi hành quyết định trọng tài. Ngoài ra, theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 thì cả bên phải thi hành quyết định trọng tài cũng có quyền yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài.
Cơ quan thi hành án đƣợc yêu cầu là cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cƣ trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành.
Thủ tục thi hành quyết định của trọng tài theo quy định về thi hành án dân sự trong Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004.
Nhƣ vậy, quyết định của trọng tài thƣơng mại không cần phải qua Toà án công nhận và cho thi hành mới đƣợc thi hành nhƣ nhiều nƣớc quy định. Quy định này có nhiều điểm tích cực là đơn giản hoá thủ tục thi hành phán quyết của trọng tài, đặt giá trị pháp lý của bản phán quyết của trọng tài có giá trị tƣơng đƣơng với giá trị pháp lý của bản án, quyết định của Toà án, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của trọng tài làm cho các nhà kinh doanh càng tin tƣởng hơn vào việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Quan điểm trên của pháp luật trọng tài Việt Nam có sự khác biệt cơ bản với pháp luật trọng tài của một số nƣớc trên thế giới. Các nƣớc này cho rằng với bản chất phi chính phủ của mình thì các quyết định của trọng tài đƣa
ra không đƣơng nhiên đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc. Do đó, về thủ tục và điều kiện thực hiện việc cƣỡng chế thi hành quyết định của trọng tài, pháp luật của đa số các nƣớc đều quy định theo hƣớng quyết định của trọng tài có thể đƣợc cƣỡng chế sau khi đƣợc Toà án công nhận và cho thi hành. Chẳng hạn:
Điều 62, Luật trọng tài Trung Quốc (1994) quy định: “Các bên sẽ phải thi hành phán quyết của trọng tài. Nếu một trong các bên không thực hiện, bên kia có thể yêu cầu Toà án nhân dân cưỡng chế thi hành phù hợp với các quy định có liên quan của Luật tố tụng dân sự. Toà án nhân dân nhận được đơn yêu cầu phải cưỡng chế thi hành phán quyết”.
Điều 27 Luật trọng tài của Malaysia (1952) quy định: “Với sự cho phép của Toà án cấp cao, một phán quyết theo thoả thuận trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành theo cách thức tương tự như một bản án hoặc quyết định có hiệu lực, trường hợp quyết định cho phép được đưa ra, thì quyết định đó là một bộ phận của phán quyết”.
Có thể thấy rõ, các quy định về thi hành phán quyết trọng tài của Việt Nam đã tạo nên một sức hút mới cho phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, so với pháp luật trọng tài các nƣớc trên thế giới thì pháp luật trọng tài thƣơng mại của nƣớc ta nhìn chung còn “cứng”, chƣa thật sự thông thoáng. Trong điều kiện tăng cƣờng hội nhập quốc tế, cần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này để thật sự phát huy đƣợc vai trò, vị thế của trọng tài thƣơng mại vốn là phƣơng thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu đƣợc các nhà kinh doanh ƣa chuộng và tin dùng.