8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4 Biện pháp 4
Xây dựng KH đổi mới TBDH; bảo trì, bảo dưỡng PHBM định kì.
Đây là biện pháp có mức độ ảnh hưởng thấp nhất (8,5%) tới sự hài lòng của GV về PHBM. Vì vậy, khi HT lên các kế hoạch và triển khai thực hiện tốt biện pháp này thì sẽ góp phần đóng góp vào sự hài lòng của GV về PHBM tới 8,5%.
3.2.2.1 Mục đích
Đây là biện pháp được thực hiện nhằm mục đích đổi mới TBDH phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của công tác giảng dạy, đồng thời HT có kế hoạch cụ thể về việc bảo trì bảo dưỡng PHBM định kì.
3.2.2.2 Nội dung
- Có KH kiểm tra bảo trì bảo dưỡng hoặc mua mới TBDH định kì.
- Có đánh giá toàn diện về các thiết bị trong PHBM, có chuyên gia tư vấn để sửa chữa, cải tạo, bổ sung thiết bị trong PHBM.
Bước 1. Xây dựng kế hoạch
- Khảo sát tình trạng các thiết bị có trong PHBM: hỏng hóc cần mua mới hay sửa chữa.
- Khảo sát tình hình các TBDH mới có mặt trên thị trường, đánh giá mức độ cần thiết của thiết bị để có đề xuất mua mới.
- Rà soát tình hình quản lý các TBDH trong PHBM các năm qua để họp bàn đưa ra KH mới có điều chỉnh và bổ sung.
- Định kì có KH kiểm tra các thiết bị trong PHBM, nhận báo cáo tổng kết tình trạng các TBDH của CB phụ trách PHBM và GV.
Bước 2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
- Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên TBDH theo định kì và đột xuất. - Phân công HT và cán bộ quản lý tham gia vào quá trình kiểm tra thường xuyên.
- Trao đổi chia sẻ với CB quản lý PHBM và GV, tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để có kế hoạch sửa chữa bổ sung mua mới phù hợp.
- Ghi nhận xét vào sổ kiểm tra, mua sắm thiết bị và định hướng những điều chỉnh (nếu cần) cho công tác này của năm sau.
Bước 3. Chỉ đạo và giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
- Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo kế hoạch đã định.
- HT giám sát việc thực hiện kiểm tra và triển khai sửa chữa mua sắm các TBDH.
Bước 4. Đánh giá việc thực hiện
- Đánh giá lại kết quả thực hiện công tác kiểm tra và bảo trì bảo dưỡng mua mới TBDH: tác dụng, tính hữu ích, sự cần thiết, bài học kinh nghiệm trong công tác này.
- Đánh giá kết quả và đối chiếu với mục đích của hoạt động, ghi nhận những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiếp theo.
3.2.2.4 Điều kiện thực hiện
- HT nhận thức được sự cần thiết của việc kiểm tra TBDH thường xuyên và có kế hoạch hợp lý trong việc cân đối giữa nhu cầu của GV và HS với ngân sách và tình hình thực tế của nhà trường.
- Cơ sở vật chất, kinh phí đủ phục vụ cho kế hoạch hoạt động của nhà trường.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận tốt nhằm giúp các công tác được thực hiện thông suốt.